MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bi kịch 100 năm của Argentina (P2)

19-02-2014 - 09:11 AM | Tài chính quốc tế

Từ lâu nay, đà lao dốc không phanh của Argentina vẫn là một bài toán khó đối với các chuyên gia kinh tế.

100 năm vô nghĩa

Từ lâu nay, đà lao dốc không phanh của Argentina vẫn là một bài toán khó đối với các chuyên gia kinh tế. Nhà kinh tế đạt giải Nobel Simon Kuznets từng lưu ý các quốc gia trên toàn thế giới được phân chia thành 4 loại. Bên cạnh hai loại nước phát triển và nước chậm phát triển là hai loại đặc biệt: Nhật Bản và Argentina. Theo ông, trong khi các nước khác đã thành công khi sao chép quá trình công nghiệp hóa mạnh như vũ bão của Nhật Bản, Argentina là một trường hợp ngoại lệ. 


Nhìn vào hình minh họa trên với vô số cuộc đảo chính quân sự và biến cố chính trị, có quá nhiều thời điểm để cho rằng đó là lúc kinh tế Argentina bắt đầu chệch hướng. Cú sốc chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc Đại suy thoái, cuộc đảo chính năm 1930 hay vai trò trung lập trong chiến tranh thế giới thứ hai, tất cả đều có thể được nhận định là thời điểm Argentina bắt đầu chuệch choạc. Cũng có ý kiến cho rằng đó là khi Juan Domingo Perón lên cầm quyền năm 1946. Một số người lại khẳng định mọi thứ thực sự xuống dốc trong thời kỳ 1975 - 1990. 

Không học thuyết nào có thể giải được bài toán hóc búa này. "Nếu một gã bị 700.000 viên đạn xuyên qua, rất khó để xác định viên đạn nào đã giết chết anh ta",  Rafael di Tella - người sắp xuất bản cuốn sách viết về sự lao dốc của Argentina - ví von. Tuy nhiên, có 3 nguyên nhân quan trọng nhất. Đầu tiên, 100 năm trước, Argentina có thể giàu có nhưng đây không phải là một nước hiện đại. Tính chất này khiến Argentina khó có thể điều chỉnh linh hoạt khi gặp phải những cú sốc từ bên ngoài.  Nguyên nhân thứ hai nằm ở vai trò của chính sách thương mại. Cuối cùng, khi Argentina cần phải thay đổi, đất nước này thiếu đi thể chế có thể tạo nên chính sách thành công. 

Năm 1914, Argentina trở nên giàu có bởi hàng hóa trong khi các cơ sở công nghiệp không được chú trọng phát triển. Filipe Campante và Edward Glaeser của ĐH Harvard so sánh Buenos Aires trước chiến tranh thế giới thứ nhất với Chicago - nơi cũng là một trung tâm giao dịch ngũ cốc vào thời kỳ đó. Họ phát hiện ra rằng trong khi tỷ lệ biết chữ ở Chicago là 95% trong năm 1895, chưa đến 3/4 dân số của Buenos Aires biết đọc và viết.

Những người giúp Argentina trở nên giàu có đã không quan tâm đến việc đào tạo mà chỉ quan tâm đến lao động giá rẻ. Quan điểm này phổ biến đến tận những năm 1940, khi Argentina là một trong những nước có tỷ lệ theo học cấp 2 thấp nhất thế giới. Chỉ những người thuộc tầng lớp cao nhất được giáo dục đầy đủ. 

Không có hệ thống giáo dục tốt, Argentina gặp nhiều khó khăn trong việc tạo nên những ngành có tính cạnh tranh cao. Nước này đã được hưởng lợi ích từ công nghệ trong thời kỳ Belle Époque. Đường sắt chuyển biến nền kinh tế, giúp Argentina xuất khẩu thịt ra thị trường rộng lớn. Từ năm 1900 đếnm 1916, khối lượng thịt bò đông lạnh mà Argentina xuất đi tăng từ 26.000 lên 411.000 tấn mỗi năm. Tuy nhiên, Argentina chủ yếu dùng công nghệ của nước ngoài thay vì tự đầu tư vào công nghệ. 

Cải tiến kỹ thuật cần đến không chỉ những người có học thức cao mà còn cần đến khả năng tiếp cận vốn. Thời kỳ vàng son của Argentina được hỗ trợ rất lớn bởi luồng vốn ngoại. Năm 1913, một nửa vốn của đất nước này nằm trong tay nhà đầu tư nước ngoài và do đó không khó hiểu khi Argentina phải gánh những cú sốc từ bên ngoài. Cấu trúc dân số cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ tiết kiệm ở mức thấp: các gia đình nhập cư có nhiều trẻ em phụ thuộc và do đó họ không thể tiết kiệm. 

Thu Hương

huongnt

Economist

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên