Bí mật ít người biết về Kinh tế thị trường ở Triều Tiên
Dù nhiều người tỏ ra nghi ngờ nhưng các dấu hiệu cho thấy, ở Triều Tiên có một nền kinh tế thị trường đang tồn tại khá “khỏe mạnh”. Nhưng, nền kinh tế thị trường này mang “màu sắc Triều Tiên” đậm nét.
- 25-12-2014Triều Tiên tự ngắt kết nối internet?
- 23-12-2014Mạng Internet tại Triều Tiên bị sập hoàn toàn
- 31-10-2014Du khách nước ngoài kể trải nghiệm Triều Tiên
- 21-10-2014Nga, Triều Tiên bắt đầu thanh toán liên ngân hàng bằng đồng ruble
Theo bản báo cáo do Viện Nghiên cứu Kinh tế Halle của Đức cùng với chuyên gia Kim Bo Min từ Viện Chính sách Kinh tế Quốc tế của Hàn Quốc soạn thảo thì có thể nói nền kinh tế thị trường đang phát triển tích cực và khá thành công dưới sự quản lý của chính quyền Bình Nhưỡng.
Có những đánh giá rất khác nhau về quy mô nền kinh tế thị trường của Triều Tiên và điều này không đáng ngạc nhiên vì Triều Tiên gần như không thu thập số liệu thống kê.
Nếu có thì các thống kê như vậy cũng sẽ được giữ bí mật, vì theo quan điểm chính thức của Triều Tiên, cơ sở sản xuất tư nhân không thể tồn tại ở nước này.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế của Viện Nghiên cứu Kinh tế Halle, trên thực tế, đã từ lâu Chính phủ Triều Tiên đã "ngầm" chấp nhận sự tồn tại của các doanh nghiệp tư nhân. Nhiều khả năng, nền kinh tế thị trường tồn tại không chính thức là động lực chính đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế ở Triều Tiên trong mấy thập kỷ qua.
Dẫu vậy, mối quan hệ giữa các doanh nhân và nhà nước Triều Tiên gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, doanh nghiệp tư nhân sau khi đạt được kết quả nhất định trong hoạt động sản xuất thì lại vấp phải khó khăn trong việc gia tăng khối lượng kinh doanh.Vì vậy, một trong những giải pháp phổ biến nhất là thành lập doanh nghiệp nhà nước. Trong 15 năm qua ở Triều Tiên đã có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập như vậy. Sau khi nhà đầu tư đạt được thỏa thuận về việc thành lập doanh nghiệp với nhà nước, các doanh nghiệp sẽ được đăng ký và trở thành xí nghiệp nhà nước. Khi đó, nhà đầu tư thường được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc. Tuy nhiên, trên thực tế, Giám đốc là chủ sở hữu, là người thuê công nhân, mua sắm thiết bị và bán hàng.
Về mặt chính thức, các cơ sở này phải nộp thu nhập vào ngân sách nhà nước, nhưng trên thực tế các nhà đầu tư sẽ chỉ trả 30 - 70% thu nhập, phần còn lại thì “bỏ túi”.
Ngành ngoại thương của Triều Tiên có đặc biệt nhiều doanh nghiệp như vậy.
Trong 10 - 15 năm qua, ở Triều Tiên đã xuất hiện những doanh nghiệp tư nhân khá lớn. Nguồn vốn tư nhân đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới xe buýt đường dài và vận tải hàng hóa, nhưng được đăng ký dưới dạng tài sản của nhà nước.
Tất cả những điều này cho thấy, ở Triều Tiên không chỉ có giai cấp tư sản mà còn đang hình thành giai cấp tiểu tư sản. Dù vị thế của các nhà tư bản Triều Tiên có vẻ khá “lung lay”, nhưng trên thực tế, chính các công ty của họ mới là một trong những thành phần quan trọng nhất đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế Triều Tiên.
Theo Trần Phong