MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Bí mật” về người tiêu dùng Trung Quốc

08-07-2011 - 12:43 PM | Tài chính quốc tế

Phần đông họ chi tiêu theo cách: chủ sở hữu của một chiếc xe BMW sẽ lái xe lòng vòng quanh tòa nhà để không phải chi 3 tệ gửi xe.

Lily Li đeo dây buộc với một cái thẻ nhựa xung quanh cổ, ngay cả vào thời điểm cuối tuần. Nó được coi như biểu tượng của sự tự hào rằng cô đang đi làm công ty. Cô hiện đang làm thư ký tại Access Asia, công ty nghiên cứu về thị trường bán lẻ tại Thượng Hải.

Cô sử dụng tai nghe của Apple cho điện thoại di động Trung Quốc rẻ tiền trong túi xách, để nếu ai nhìn vào sẽ nghĩ cô đang dùng iPhone. Cô lái xe đi làm, dù việc này tốn thời gian gấp 4 lần so với dùng phương tiện giao thông công cộng, chỉ để khoe xe.

Người tiêu dùng Trung Quốc hiện nay coi hàng tiêu dùng đắt tiền như biểu hiện của thành công. Ở chỗ đông người, họ khoe khoang. Trong cuộc sống riêng, họ tằn tiện từng xu.

Chủ sở hữu của một chiếc xe BMW sẽ lái xe lòng vòng quanh tòa nhà để không phải chi 3 tệ gửi xe. Và người đó cũng chẳng muốn trang trí nội thất bởi chỉ gia đình cô nhìn thấy phía trong căn hộ.

Theo một số dự đoán, đến năm 2015, Trung Quốc sẽ trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ 2 trên thế giới, không thấp hơn mấy so với Mỹ. Hiện nay, người Trung Quốc đã mua nhiều xe ô tô hơn bất kỳ nước nào khác trên thế giới. Doanh số bán ô tô tại Trung Quốc năm 2010 đạt 13,5 triệu chiếc so với con số 11,6 triệu chiếc của Mỹ.

Trung Quốc đang trên con đường trở thành thị trường hàng xa xỉ lớn nhất thế giới. Chính phủ Trung Quốc đã đưa mục tiêu tăng tiêu dùng vào chương trình hành động 5 năm.

Không còn nghi ngờ gì nữa, các công ty phương Tây đang đổ xô đến đây. Ngày 04/07/2011, Nestle, công ty thực phẩm lớn nhất thế giới, xác nhận đang trong quá trình bàn thảo với Hsu Fu Chi, một trong những công ty sản xuất bánh kẹo lớn nhất tại Trung Quốc để thâu tóm công ty này.

Nếu thỏa thuận này hoàn thành, nó sẽ là một trong số các vụ thâu tóm lớn nhất tại Trung Quốc. Công ty Hsu Fu Chi được định giá ở mức khoảng 2,6 tỷ USD trên sàn chứng khoán Singapore.

Trung Quốc hiện là thị trường lớn thứ 9 của Nestle, doanh thu năm 2010 đạt 2,7 tỷ USD. Con số này tương đương chưa đầy một nửa doanh thu bán hàng của Nestle tại Braxin năm 2010 dù sân số Trung Quốc nhiều gấp 7 lần dần số Braxin. Vì vậy Nestle khao khát hệ thống phân phối cũng như khả năng nắm rõ thị trường Trung Quốc của Hsu Fu Chi.

Ông Paul Bulcke, người chủ của Nestle, khẳng định: “Việc hiểu người tiêu dùng là mục tiêu quan trọng nhất của chúng tôi.” Ngành kinh doanh thực phẩm mang tính địa phương hơn bất kỳ ngành nào khác. Bán phomat ở Trung Quốc chẳng khác nào bán tào phớ ở Thụy Điển. Hsu Fu Chi không phải mối quan tâm đầu tiên của Nestle.

Vào tháng 4/2011, Nestle nắm cổ phần kiểm soát tại công ty thực phẩm Yinlu Foods Group, một công ty gia đình chuyên sản xuất sữa đậu nành và gạo.

Các công ty đa quốc gia trong nỗ lực giành sự quan tâm của người tiêu dùng Trung Quốc cho đến nay đều tập trung chủ yếu vào các khu vực thành thị. P&G, hãng sản xuất dầu gội đầu, kem đánh răng và một số mỹ phẩm khác, đặt trụ sở ở Quảng Châu. Đối thủ Unilever “đóng đô” tại Thượng Hải.

Cả hai công ty này đang chuẩn bị cho cuộc cách mạng lần 2 để tấn công vào 665 triệu người Trung Quốc đang sống ở các vùng nông thôn.

Khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các thành phố ven biển của Trung Quốc cũng như khu vực bên trong nội địa là 6/1 thế nhưng thu nhập của người dân nông thôn đang tăng lên và 665 triệu người này có thể dùng rất nhiều dầu gội đầu.

Tuy nhiên làm ăn kinh doanh tại Trung Quốc có những thách thức riêng. Các công ty nước ngoài sẽ được phép chiếm chị phần bao nhiêu tùy thích. Trung Quốc cần học chiến lược mở rộng thị phần từ các tập đoàn nước ngoài. Tuy nhiên cuối cùng, khi cảm thấy đã “chín muồi”, các công ty sẽ bị đẩy vào thế hợp tác đầy bất lợi với các công ty Trung Quốc.

Phần lớn các công ty sản xuất hàng tiêu dùng phương Tây, trong đó có cả LVMH, đều đã cảm thấy điều này.

Trong báo cáo gần đây, công ty nghiên cứu Bernstein Research đưa ra một số cách dể giúp công ty sản xuất hàng tiêu dùng phương Tây hưởng lợi từ cuộc cách mạng thứ 2 của người tiêu dùng.

Theo đó, các công ty tiêu dùng không nên cung cấp quá nhiều mẫu hàng, chỉ vài mẫu thôi nhưng liên tục sản xuất với số lượng lớn để tận dụng lợi thế quy mô. Không ngừng cải thiện sản phẩm, đặc biệt mẫu mã đóng gói, nếu không bạn sẽ không thể thích nghi được với môi trường thay đổi ngày một nhiều. Xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả, hoạt động chuyển hàng hóa vào nội địa còn khó khăn.

Ngọc Diệp
Theo Economist

ngocdiep

Trở lên trên