CEO Uber coi khoản thua lỗ 1 tỉ USD tại Trung Quốc là đầu tư bền vững!
CEO của Uber Travis Kalanick cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng hiện tại ứng dụng gọi xe của Uber đang giúp công ty kiếm được khoảng hơn 1 tỷ USD doanh thu một năm tại 30 thành phố hàng đầu trên toàn thế giới, và họ đang sử dụng một phần lợi nhuận để mở rộng quy mô của Uber ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, phía đại diện công ty cũng cho biết nội trong tháng 2 vừa qua Uber đã thua lỗ khoảng 1 tỉ USD taị thị trường “màu mỡ” Trung Quốc vì phải cạnh tranh với các hãng taxi địa phương trong cuộc chiến giành giật khách hàng.
Kalanick cho biết Trung Quốc là thị trường lớn nhất của công ty, nhưng cũng là một thử thách cho những chiến lược mới mà hãng đã từng áp dụng cho các thị trường khác, và nhấn mạnh việc đầu tư của Uber tại thị trường này mang tính bền vững.
Bên lề diễn đàn Boao tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, ông đã phát biểu với báo giới rằng “Nếu các bạn nhìn vào 30 thành phố mà Uber đã phủ sóng, chúng đang tạo ra hơn 1 tỉ USD lợi nhuận một năm, đó là 30 thành phố hàng đầu. Tất nhiên, lợi nhuận sẽ tăng theo cấp số nhân hằng năm bởi chúng tôi đang lớn mạnh.”
Ông cũng bổ sung thêm là hiện 400 thành phố mà Uber đang hoạt động cũng mang lại lợi nhuận.
“Chính điều đó là bệ đỡ giúp chúng tôi có thể tiếp tục đầu tư bền vững vào thị trường Trung Quốc bởi vì lợi nhuận mà chúng tôi thu được là từ thị trường toàn cầu. Và đó chính là mục tiêu dài hạn của chúng tôi”
Hãng Uber và hãng xe Didi Kuaidi được người khổng lồ công nghệ Tencent và Alibaba đầu tư đều tiến hành nhiều biện pháp để tranh giành thị phần như giảm giá vé, cùng đặt cược là thị trường vận tải qua Internet của Trung Quốc sẽ trở thành thị trường lớn nhất thế giới.
Chiến lược này có vẻ rất khả quan với Uber. Thị phần của công ty ở Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, tăng từ khoảng 1% - 2% trong tháng 1 năm 2015 lên khoảng 30% hiện nay, Kalanick nói.
Tuy nhiên phát biểu với truyền thông Bộ trưởng giao thông vận tải của Trung Quốc cho biết các khoản trợ giá và hỗ trợ tiền lương lái xe của Uber và Didi Kuaidi là cạnh tranh không lành mạnh và không có tính bền vững về lâu dài.
Công ty được thành lập từ 2009 có trụ sở tại San Francisco Uber đã bắt đầu thử nghiệm sản phẩm mới lần đầu tiên tại thị trường Trung Quốc. UberCOMMUTE là một ứng dụng đi chung xe của Uber, đã được giới thiệu Thành Đô hồi tháng 9 năm ngoái và sau đó mở rộng ở những nơi khác.
"Chìa khóa cho Uber tại Trung Quốc chính là sự nhanh nhạy", Kalanick nói.
Để nhấn mạnh về môi trường cạnh tranh khốc liệt ở Trung Quốc ông cho biết thêm “Nếu chúng tôi áp dụng mô hình này tại Mỹ đầu tiên sau đó mới chuyển giao sang Trung Quốc, chúng tôi sẽ tụt lại phía sau. Vì thế chúng tôi đang bắt đầu định hướng một số đổi mới tại Trung Quốc đầu tiên"
Việc kinh doanh của công ty tại Trung Quốc đã tăng giá trị lên tới 8 tỉ đô la Mỹ vào tháng 1 vừa qua sau khi được rót thêm hơn 1 tỷ USD từ nguồn vốn quay vòng.
Kalanick cho biết cho đến nay Uber đã không phải đối mặt với những rào cản pháp lý tại Trung Quốc, có thể bởi vì chính phủ đã cố gắng nới lỏng các chính sách và Uber đã đáp ứng được.
Kalanick từ chối cho ý kiến về thời gian Uber sẽ thu được lợi nhuận ở thị trường đông dân nhất thế giới này.
"Tôi đã ở Trung Quốc 70 ngày vào năm ngoái và hằng ngày tôi nghe câu "Travis, không có công ty công nghệ Internet nào đã từng thành công cả. Tôi không biết liệu Uber nên ở đây không " tới 100 lần, ông nói.
"Là một doanh nhân, được nghe những lời khuyên như vậy rất đáng quý ... nhưng bạn luôn luôn phải lạc quan, và cố gắng để biến điều không thể thành có thể chính là những gì chúng ta làm. Phiêu lưu cùng với với mục đích của chính mình".
Trí thức trẻ/CafeBiz