MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Châu Á cần một cuộc đại tu"

12-04-2014 - 10:43 AM | Tài chính quốc tế

Theo HSBC, châu Á đang bước vào quý II với một "cánh buồm không no gió". Hiện tại là thời điểm để điều chỉnh.

Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo nhận định triển vọng kinh tế châu Á quý II/2014 cũng như đưa ra những khuyến nghị để các nền kinh tế châu Á có thể quay trở lại đà tăng trưởng nhanh và bền vững.

Cánh buồm không no gió

HSBC nhận định số liệu của tháng 3 là một trong những số liệu quan trọng nhất do đã loại bỏ được những ảnh hưởng của thời điểm Tết Nguyên đán. Và, thông điệp tháng 3 không hoàn toàn màu hồng. Điều đáng ngạc nhiên là ở khu vực châu Á, đơn hàng xuất khẩu mới đã hồi phục, nhưng điều đó có thể chỉ mang tính chất tạm thời. Chúng ta đang bước vào quý II của năm 2014 với một một cánh buồm không no gió.

Tình hình sản xuất của Trung Quốc vẫn có vẻ hơi thiếu ổn định nếu không muốn nói là nghiêm trọng như nhiều người khẳng định. Ở những quốc gia khác, các kết quả chỉ số PMI cũng khá mâu thuẫn, đa số đều giảm nhẹ. Ví dụ, Hàn Quốc là một quốc gia có vai trò khá quan trọng trong khu vực cũng đã tăng trưởng nhẹ đạt 50,4 điểm. Trong khi đó, chỉ số PMI của Đài Loan lại giảm hai điểm, vẫn thể hiện mức tăng trưởng dù rằng với tốc độ chậm hơn nhiều so với thời điểm đầu năm. Kết quả của Ấn Độ lại gây thất vọng với chỉ số PMI tháng 3 một lần nữa lại giảm sau khi có một thời kỳ tăng trưởng đều đặn.

Đáng ngạc nhiên là đơn đặt hàng xuất khẩu mới đều tăng lên ở hầu hết các nước châu Á. Thậm chí chỉ số PMI Trung Quốc do HSBC khảo sát cũng cho thấy một sự phục hồi mạnh mẽ trong tháng 3. Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam cũng thể hiện sự cải thiện. Điều này cho thấy việc xuất hàng sẽ ổn định trong những tháng sắp tới. Tuy nhiên vẫn còn nhiều điều cần phải thận trọng. Đầu tiên, đơn đặt hàng xuất khẩu mới đa phần đến từ các nước phương Tây, vốn đa phần có chỉ số PMI toàn phần giảm trở lại. Do đó, một sự tăng trưởng bền vững đối với lĩnh vực xuất khẩu của các nước châu Á có vẻ không mấy chắc chắn. 

Cuối cùng đề cập nhanh đến vấn đề áp lực giá cả. Với tình hình tăng trưởng chậm chạp không mấy ngạc nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy lạm phát sẽ tăng tốc, mà nếu có thì lạm phát cũng sẽ lại tiếp tục giảm.

Sự chao đảo đã bắt đầu xuất hiện

Sau khi cân nhắc mọi yếu tố, thì quá trình đi lên trong suốt thập niên vừa qua khá trơn tru với việc kiểm soát được cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, sau đó bộ máy dần trở nên mệt mỏi. Xuất khẩu đã không khôi phục với tốc độ như trước đây, người tiêu dùng ngày càng trở nên ngập ngừng, và hoạt động đầu tư dần chậm lại. Điều cần thiết hiện nay là một liều thuốc cải cách để thúc đẩy năng suất và cung cấp năng lượng nâng cao tinh thần. 

Trung Quốc không phải là trường hợp cá biệt: Nhật Bản cũng cần được cải cách một cách nghiêm túc, Chính phủ mới của Ấn Độ cũng sẽ phải đối mặt với một số quyết định khó khăn, và các quan chức các nước ASEAN cũng cần khẩn trương tìm ra chiến lược tăng trưởng mới. May mắn thay, vẫn còn đó một số thuận lợi: với lãi suất thấp trên toàn cầu, và lạm phát được kiểm soát tốt, một sự đình trệ hoàn toàn có thể không xảy ra. Nhưng điều đó không nên là điều  các quan chức châu Á ỷ lại để không xây dựng một kế hoạch điều chỉnh toàn diện.

Các nước phương Tây đang dần hồi phục nhưng rất chậm. Và các chuyến tàu xuất hàng từ châu Á đã không nhận được sự thúc đẩy như thông thường. Hầu hết các dữ liệu đều cho thấy mức độ tăng trưởng khá mờ nhạt. Ở Trung Quốc, nền kinh tế vẫn chưa lấy lại đà phát triển như trước đây từ sau thời kỳ Tết Nguyên đán khá yên ắng. Ở Nhật Bản, sự gia tăng chi tiêu dự kiến trong thời gian chuẩn bị để tăng thuế bán hàng trong quý này lại diễn ra không như dự kiến. Ở những nơi khác, xuất khẩu không thể tăng mạnh, đè nặng lên tâm lý thị trường và sản xuất. Với một vài ngoại lệ như trường hợp của New Zealand đang trên đà xuất khẩu sữa khá tốt, còn các nước châu Á khác tăng trưởng vẫn còn chậm, có khi còn tụt hậu thêm so với những tháng trước đây.

Đối với các nền kinh tế nhỏ hơn trong khu vực, bức tranh còn khá lộn xộn. Xuất khẩu có thể không mạnh như đã từng kỳ vọng nhưng tăng trưởng chung vẫn được các mức lãi suất thấp hỗ trợ. Lạm phát không phải là một nguy cơ trong thời điểm hiện tại, cho dù ở châu Á hay ở nơi khác, tăng trưởng tín dụng như vậy sẽ tiếp tục hỗ trợ nhu cầu trong nước. Tất nhiên, điều đó không thể tiếp tục một cách vô thời hạn. Nhưng với thời điểm này thì nhiêu đó đã là khá tốt rồi. 

Thu Hương

huongnt

HSBC

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên