MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Châu Á với bài toán hóc búa khi dân số tăng nhanh

08-07-2010 - 14:05 PM | Tài chính quốc tế

Thế kỷ 21 thuộc về châu Á. Tuy nhiên khi hàng ngày có khoảng 141 nghìn người đổ xô về các đô thị, bài toán giải quyết các vấn đề liên quan không hề đơn giản.

Bất chấp thực tế tăng trưởng kinh tế đầy khó khăn, thế kỷ 21 nhất định sẽ thuộc về châu Á. Thế nhưng trước tiên cần vượt qua nhiều vấn đề, đó không phải là vấn đề tại Bắc Triều Tiên, Đài Loan hay Kashmir. Châu Á cần phải giải quyết vấn đề tăng trưởng dân số và vấn đề liên quan đến y tế, môi trường và an ninh bắt nguồn từ quá trình đô thị hóa với quy mô chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

Liên hợp quốc dự đoán dân số thế giới từ nay đến năm 2050 sẽ tăng khoảng hơn 40% lên mức 9,3 tỷ người. 70% dân số sẽ sống ở các thành phố, con số này hiện nay chỉ khoảng 50%. Ảnh hưởng sẽ tập trung chủ yếu tại châu Á nơi 2/3 dân số thế giới sống, tăng trưởng kinh tế mạnh sẽ đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.

Trong khi châu Âu đang đương đầu với vấn đề dân số già, nhóm nước châu Á (không tính Nhật) sẽ cố gắng để đương đầu với cuộc chạy đua về các thành phố, số lượng người đổ về thành phố ước khoảng 140 nghìn người/ngày.

Nếu châu Á thành công với những nỗ lực của mình, thế kỷ châu Á sẽ khác. Cho đến nay, dấu hiệu của thành công chưa nhiều.

Theo bà Anna Tibaijuka, trưởng bộ phận phụ trách vấn đề môi trường tại Liên hợp quốc, khoảng 550 triệu người sống trong khu nhà ổ chuột. Con số trên tương đương khoảng 55% tổng dân số. Đó là hậu quả trực tiếp của chính sách chỉ tập trung phát triển mà không tính đến hậu quả có thể xảy ra.

Tại Bombay, Ấn Độ hiện tồn tại song song sự đối nghịch giữa một bên là người chết đói, thị trấn hoàng tàn, bên kia là căn hộ, chung cư, khách sạn sang trọng và những người hầu nhập cư.

Ở Hồng Kông và Thâm Quyến, cả tỷ phú và những người hầu cùng phải hít chung bầu không khí ô nhiễm nặng nề. Tại Kuala Lumpur, xe ô tô xả khói trong hàng dài xe ách tắc bởi chính phủ Malaysia chưa xây hệ thống tàu điện ngầm.

Nếu không có thay đổi nào được đưa ra, mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn. Đến giữa thế kỷ này, thêm 2 tỷ người chuyển đến sống tại các thành phố ở châu Á, nhu cầu dịch vụ y tế, giao thông, năng lượng, nhà ở , vệ sinh, thức ăn và nước có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba. Tất cả dịch vụ trên sẽ được cung cấp bởi chính phủ hiện tại đã không thể đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.

Điều tồi tệ nhất đã ở trước mắt chúng ta. Ít nhất 9 nước, trong đó bao gồm Ấn Độ và Trung Quốc, hiện đã căng thẳng trong vấn đề cung cấp nước, người dân nước này chỉ được hưởng khoảng 1.700 mét khối nước/người/năm.

Ông Arjun Thapan, tư vấn đặc biệt cho Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) về vấn đề nước sạch và cơ sở hạ tầng, dự báo chênh lệch cung cầu đến năm 2030 có thể lên tới 40%, sự giàu có, thịnh vượng hơn đồng nghĩa với nhu cầu nước cho các ngành và nông nghiệp cũng tăng lên. Sự thay đổi khí hậu cũng sẽ khiến nguồn cung nước sạch chịu nhiều áp lực. Sự thay đổi khí hậu có thể khiến mọi chuyện tồi tệ hơn. Nếu mưa nhiều hơn ở các địa điểm khác nhau, phần lớn nước mưa sẽ chảy đi phí hoài vì không có chương trình tích nước phù hợp.

Châu Á cũng đã có phần thức tỉnh được về vấn đề trên. Chính phủ các nước bắt đầu bàn thảo về vấn đề này ở những hội thảo liên thành phố, sự khan hiếm nước sạch cũng được nói đến nhiều trong hội thảo tại Singapore tuần vừa qua.

Một số nước đã bắt đầu coi nước như nguồn lực kinh tế. Úc đã giảm 30% nhu cầu sử dụng nước 1 thập kỷ trước đây. Campuchia đang bắt đầu kiếm được tiền từ cung cấp nước.

Châu Á thực sự cần cách tiếp cận mới với tăng trưởng. Bà Noeleen Heyzer, người đứng đầu ủy ban kinh tế, xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cho rằng ảnh hưởng của việc cố gắng duy trì mô hình tăng trưởng hiện tại sẽ tạo ra nhiều hậu quả tồi tệ đối với môi trường và xã hội trong 15 năm tới.

Theo bà, chính phủ các nước châu Á không được hưởng cái quyền xa xỉ của việc tăng trưởng trước, giải quyết vấn đề sau.

Nếu thập kỷ này của châu Á, chính phủ các nước cần thay đổi chính sách kinh tế và đô thị, xây dựng nguồn dự trữ năng lượng và nước lớn. Người ta có thể làm được điều này không? Có thể. Tuy nhiên không nên quá chờ đợi. Mong muốn, nỗ lực và tài chính dồi dào vẫn chưa đủ.

Theo Liên hợp quốc, thập kỷ qua 227 triệu người đã thoát khỏi tình trạng đói nghèo, tuy nhiên con số thực tế cho thấy số lượng người đói nghèo tăng thêm hơn 50 triệu. Các thành phố vẫn có sức hấp dẫn riêng ngay cả nếu người ta không có việc làm, điện và nước.

Minh Tú
Theo FT


ngocdiep

Trở lên trên