Châu Âu "chào" giảm phát
Chỉ số giá tiêu dùng của khu vực đồng tiền chung giảm 0,2% so với 1 năm trước, đánh dấu tháng đầu tiên giảm phát quay trở lại với Eurozone lần đầu tiên sau hơn 5 năm.
- 06-01-2015Chưa bao giờ Eurozone "mong manh" như bây giờ
- 04-01-2015Đức sẵn sàng để Hy Lạp rời khỏi eurozone
- 01-12-2014Nhật Bản và eurozone châm ngòi cho chiến tranh tiền tệ?
- 28-10-2014Mây đen lại phủ kín trời eurozone
Trong khi các nhà hoạch định chính sách của NHTW châu Âu (ECB) tụ họp để tham dự cuộc họp đầu tiên trong năm 2012, báo cáo vừa được công bố cho thấy chỉ số giá tiêu dùng của khu vực đồng tiền chung giảm 0,2% so với 1 năm trước, đánh dấu tháng đầu tiên giảm phát quay trở lại với Eurozone lần đầu tiên sau hơn 5 năm.
Trong tháng 12, giá năng lượng ở Eurozone giảm 6,3% so với 1 năm trước. Lạm phát lõi – tức tỷ lệ lạm phát đã loại bỏ những yếu tố biến động mạnh như năng lượng, thực phẩm, thuốc lá và rượu bia, tăng thêm 0,8% so với 1 năm trước.
Đối với Chủ tịch ECB Mario Draghi – người muốn mở tung cánh cửa kích thích tiền tệ, số liệu này có thể buộc ECB phải tiến gần hơn đến việc mua lượng lớn trái phiếu chính phủ để hồi sinh tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Tồi tệ hơn, Eurozone còn đứng trước mối nguy cơ rơi vào trạng thái hỗn loạn khi có ít nhất 3 quốc gia thành viên sẽ tổ chức bầu cử trong năm nay. Tương lai của đồng tiền chung một lần nữa lại trở nên mong manh.
“Xin chào giảm phát”, Holger Schmieding – chuyên gia kinh tế trưởng tại ngân hàng Berenberg Bank (London) – đã nói. Ông cho rằng kể cả nếu như cho rằng giảm phát không phải là một nguy cơ, ECB vẫn đang cách rất xa mức lạm phát mục tiêu 2%.
Sau khi số liệu được công bố, đồng euro tiếp tục giảm giá so với đồng USD, qua đó đánh dấu ngày giảm thứ tư liên tiếp. Tính đến 12h trưa nay (7/1) theo giờ London, đồng euro giảm 0,5%, xuống còn 1,1827 USD đổi 1 euro. Trước đó đồng tiền này chạm mốc 1,1819 USD đổi 1 euro.
Lần cuối cùng Eurozone rơi vào trạng thái giảm phát là năm 2009, khi nền kinh tế cố gắng hồi phục sau khủng hoảng. Lần này, nguyên nhân chủ yếu gây nên giảm phát là tăng trưởng ì ạch và giá dầu giảm gần 50% trong năm 2014.
Một báo cáo khác cũng được công bố hôm nay cho thấy tỷ lệ thất nghiệp giữ ở mức 11,5% trong tháng 11. Tỷ lệ thất nghiệp ở Italy tăng lên mức kỷ lục 13,4%. Trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp ở Đức giảm xuống 6,5% trong tháng 12, thấp nhất trong hơn 2 thập kỷ.
Tú Anh