MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Châu Âu mắc kẹt trong chính trị

15-05-2014 - 12:32 PM | Tài chính quốc tế

5 năm sau khủng hoảng, trước ngưỡng một cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu khác, tình hình cũng không khác nhau nhiều so với thời kỳ 2009.

Khác biệt Nam – Bắc

Quay trở lại năm 2009, châu Âu phải đối mặt với vô vàn khó khăn như: bắt buộc phải giải cứu các ngân hàng, vật lộn chống lại suy thoái kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh. Ngoài ra khối này cũng phải cố gắng thống nhất về một chiến lược chính sách: khẩn cấp kích thích kinh tế, tiếp theo là củng cố tài chính.

Đúng là có sự khác biệt giữa các quốc gia, nhưng hầu hết các nhà quan sát coi chúng kém quan trọng hơn so với những thách thức chung. Trên tất cả, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực phía Nam khối Khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) cao hơn một chút so với phía Bắc và tỷ lệ nợ công/GDP cũng ở mức xấp xỉ nhau.

Tất nhiên, mọi người nghi ngờ rằng tài chính công của Hy Lạp tồi tệ hơn so với báo cáo, nhưng không ai nghĩ rằng, số liệu chính thức của Hy Lạp lại cách xa thực tế một trời một vực như vậy.

Ngày nay, tỷ lệ thất nghiệp ở phía Nam của eurozone cao hơn ở phía Bắc ba lần; tỷ lệ nợ/GDP cao hơn gần 50 điểm phần trăm và chi phí đi vay của các công ty ở Nam Âu cao hơn 250 điểm cơ bản so với các công ty ở Bắc Âu. Đúng là sự phân mảnh tài chính (financial fragmentation) có giảm bớt phần nào.

Nhưng, so với 5 năm trước đây, sự chia rẽ giữa các nước khu vực đồng euro mang tính áp đảo. Điều này đã trở thành chủ đề của các cuộc thảo luận chính sách từ năm 2009.

Nếu châu Âu đã thống nhất về chính trị, vấn đề này sẽ thống trị cuộc chạy đua bầu cử Nghị viện châu Âu trong tháng này. Một bên sẽ kêu gọi các nước Bắc Âu hỗ trợ một nguồn tài chính khổng lồ cho các nước Nam Âu. Bên kia sẽ nhấn mạnh sự cần thiết phải điều chỉnh cơ cấu như một điều kiện tiên quyết để tạo cơ hội đầu tư và tạo việc làm.

Một phần ba sẽ đề xuất với chính phủ là thà rằng người dân tự đi tìm việc còn hơn mong chờ việc làm sẽ đến với họ. Sẽ có muôn vàn sắc thái khác nhau để thể hiện sự quan tâm đến cử tri và thu hút họ bỏ phiếu cho mình.

Thay vào đó, những ý tưởng như vậy gợi nhớ đến các cuộc tranh luận tại Mỹ trong những năm 1930 về cách đối phó với cuộc Đại suy thoái - hầu như không thảo luận ở châu Âu. Thay vào đó, các đảng phái chính tại châu Âu đã thận trọng tránh đề xuất có thể gây chia rẽ. Những tuyên bố và tuyên truyền của họ không truyền đạt những vấn đề cấp bách mà tình hình hiện nay đòi hỏi.

Sự thận trọng này mang lại lợi ích cho các phe phái bên lề (fringe parties) ủng hộ các giải pháp triệt để. Họ hy vọng sẽ thu lợi từ sự giận dữ của cử tri đối với bất cứ ai chịu trách nhiệm về tình hình hiện tại.

Nhưng các phe phái bên lề đó lại không đoàn kết. Ở phía Bắc, họ phản đối việc hỗ trợ tài chính cho khu vực phía Nam. Ở phía Nam, họ biểu tình phản đối thắt lưng buộc bụng mà các nước khu vực Bắc Âu đang thực hiện. Điều này hầu như không tạo cơ sở cho một thông điệp chung hay một chính sách thống nhất.

Liệu châu Âu có thống nhất về chính trị?

Có cách nào tốt hơn? Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi một châu Âu thống nhất về chính trị, nơi mà các chính sách được tranh luận một cách công khai trước công chúng và được quyết định trong cuộc bầu cử. Để đạt được điều này, EU ủng hộ ý tưởng đầu tiên được đề xuất bởi cựu Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jacques Delors và bao gồm trong Hiệp ước Lisbon của EU thông qua năm 2007: các đảng phái chính trị đề cử ứng cử viên Chủ tịch Nghị viện và cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sẽ quyết định ai sẽ trúng cử.

Công thức này sẽ được thực hiện trong cuộc bầu cử sắp tới - lần đầu tiên kể từ khi Hiệp ước Lisbon có hiệu lực vào tháng 12/2009 và có nhiều điều để nói về lợi ích của nó khi xét từ quan điểm dân chủ. Nhưng rõ ràng sự đổi mới này không thể thay đổi bản chất của cuộc bầu cử, bởi vì quyền hạn của EC được giới hạn nghiêm ngặt.

EC không thể đề xuất lên Nghị viện việc tăng thuế và chuyển giao tài chính, bởi vì bất kỳ quyết định nào về thuế đòi hỏi sự nhất trí của tất cả 28 quốc gia thành viên. Tổ chức này cũng không thể cải cách thị trường lao động, bởi vì đây là thẩm quyền quốc gia.

Ủy ban này cũng không thể quyết định những gì Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) nên làm, bởi vì EIB có quyền quản trị riêng của mình. Và trong khi cơ quan này chỉ có thể khuyên nhủ chính phủ các nước dỡ bỏ hạn chế việc chuyển dịch lao động, nhưng EC không thể bắt buộc họ phải làm như vậy.

Về cơ bản, mức độ tinh thần đoàn kết giữa các công dân châu Âu không phải là một cái gì đó có thể được quyết định trong một cuộc bầu cử Nghị viện. Trong mỗi quốc gia EU, tái phân phối lại là một đặc quyền của chính quyền trung ương. Quốc hội của các quốc gia có thể quyết định đánh thuế việc chuyển dịch tài chính. Mặc dù họ có thể không suy tính đến việc hạn chế chính trị như ở Bỉ, Italy hay Tây Ban Nha nhưng họ hiếm khi phải đối mặt với những hạn chế pháp lý.

Nhưng những hạn chế chính trị rất mạnh mẽ: công dân các nước thịnh vượng nhất có thể chấp nhận đóng góp vào tình đoàn kết với những người dân ở nước kém thịnh vượng, nhưng họ sẽ không chấp nhận việc buộc phải trợ cấp cho các nước láng giềng.

Một khi tình trạng này trở nên phổ biến, chính trị của người giàu và người nghèo sẽ vẫn nằm ngoài phạm vi của Nghị viện châu Âu và sự quan tâm của cử tri tham gia đối với cuộc bầu cử về bản chất vẫn sẽ còn giới hạn.

Theo Tuấn Kiệt

huongnt

Thời báo Ngân hàng

Trở lên trên