MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chính sách thuế: "Vặt lông ngỗng" cho khéo!

05-04-2014 - 10:40 AM | Tài chính quốc tế

Cách thức đánh thuế truyền thống không còn vận hành tốt trong thời kỳ toàn cầu hóa.

Mối quan hệ giữa các công ty đa quốc gia và chính phủ các nước là mối quan hệ như thế nào? Làm cách nào để phát triển mối quan hệ này sao cho cả hai bên cùng có lợi? Đó chính là chủ đề của báo cáo đặc biệt được tạp chí kinh tế nổi tiếng The Economist thực hiện mà chúng tôi xin lược dịch và mong muốn giới thiệu tới bạn đọc.

Bộ trưởng Tài chính Pháp dưới thời vua Louis XIV, ngài Jean-Baptiste Colbert đã từng có phát ngôn nổi tiếng: “nghệ thuật đánh thuế được so sánh với quá trình vặt lông ngỗng, làm sao để thu được thu được lượng lông lớn nhất mà bỏ ra ít sức lực nhất.” Khi áp dụng lên các công ty thuế hiện đại, lời phát biểu trên có thể diễn đạt lại như thế này: “làm sao để thu được lượng thuế lớn nhất với thiệt hại kinh tế và chính trị nhỏ nhất.”

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức thuế doanh nghiệp cao sẽ cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh. Các quốc gia quá “chèn ép” doanh nghiệp sẽ có nguy cơ xuất hiện nền kinh tế đen (kinh tế ngầm, phi chính thức). Trong thị trường toàn cầu hóa hiện nay, thuế cao khiến các doanh nghiệp di dời đến những nơi có mức thuế cạnh tranh hơn.

Trong những năm gần đây, công chúng ngày càng có xu hướng tin rằng các doanh nghiệp lớn có khả năng được miễn hoặc phải đóng một khoản thuế rất nhỏ. Nhiều người nhận thấy hệ thống thuế doanh nghiệp hiện nay không còn đáp ứng được chức năng của nó. Thậm chí, một nhà nghiên cứu công nghệ còn nhận định rằng hệ thống thuế doanh nghiệp đang ngày càng đổ nát. 

Cuối năm 2012, giám đốc điều hành từ các tập đoàn lớn như Amazon, Google hay Starbucks bị đưa ra trước ủy ban quốc hội Anh với cáo buộc rằng các công ty này trả quá ít thuế. Công ty cà phê tiếng tăm cảm thấy khá hổ thẹn và tình nguyện đóng thêm 20 triệu bảng (tương đương 32 triệu USD) vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, những người ủng hộ chính sách thuế chỉ ra rằng các giám đốc điều hành được các cổ đông ủy thác để tối đa hóa lợi nhuận và cổ tức; vì vậy không đời nào, họ sẵn sàng chịu thiệt và chấp nhận trả thêm thuế so với qui định.  

Nếu hệ thống thuế đã xuất hiện nhiều lỗ hổng, cách khắc phục tốt nhất là thay đổi các qui tắc.
Nhóm G20 - bao gồm các nền kinh tế hàng đầu thế giới, mới đây đã yêu cầu OECD cần quan tâm hơn đến vấn đề trốn thuế của doanh nghiệp. Trong báo cáo có tựa đề “ Xói mòn hệ thống và luân chuyển lợi nhuận” được xuất bản năm ngoái, OECD đã bày tỏ lo ngại “do sự chênh lệch tương tác giữa các hệ thống thuế khác nhau, hay có sự tham gia của các hiệp định thuế song phương, doanh thu của doanh nghiệp khi chuyển qua biên giới có thể được ưu tiên miễn thuế hoàn toàn, hay chỉ phải trả một chi phí thấp".

Lâu nay, mọi người vẫn hiểu nhầm rằng doanh nghiệp chỉ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu của hãng kiểm toán PwC cho thấy trung bình, các công ty đóng nhiều thuế đánh vào người lao động hơn là vào lợi nhuận. Ngoài ra, họ còn phải đóng thuế đất đai, thuế doanh thu, thuế môi trường và nhiều loại khác. Trung bình, một công ty quốc tế bỏ ra 43,1% lợi nhuận thương mại vào thuế, trong đó chỉ có 16,3% là các loại thuế liên quan đến lao động và 10,7% cho các khoản khác.

Kể từ khi Mỹ áp dụng thuế liên bang 35% lên lợi nhuận doanh nghiệp (mức này đứng trong top cao nhất trên thế giới), chính sách này đã có tác dụng to lớn trong việc bổ sung vào thu nhập thuế doanh nghiệp thu được hàng năm. Trong khi đó, các công ty châu Âu trả khá nhiều cho thuế lao động, vì vậy tổng mức thuế thu được ở hai châu lục được đánh giá là tương đương, chiếm khoảng 40-45% trên tổng lợi nhuận. Theo một cuộc điều tra khác từ PwC, tổng lượng thuế thu được từ phía doanh nghiệp ở các nước phát triển chiềm tỷ trọng không đổi kể từ năm 2004.

Doanh thu thuế từ lợi nhuận tiếp tục giảm sút từ sau cuộc suy thoái kinh tế. Theo số liệu của OECD, thu nhập thuế trung bình ở các nước chiếm khoảng 2,7% tổng GDP, sụt giảm đáng kể so với 3.5% năm 2007. Sự thay đổi này chỉ phản ánh lợi nhuận bị giảm sút bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, không phải một sự thay đổi cơ cấu. Trong tương lai xa, khoản thu nhập này được dự đoán sẽ ít biến động.

Báo cáo của công ty PwC đã chỉ rõ: “hệ thống thuế xuất được xây dựng trong các nền kinh tế hiện nay chủ yếu liên quan tới các hàng hóa được sản xuất và tiêu thụ trên thị trường.”. Thêm vào đó, hệ thống thuế được xây dựng trong bối cảnh các công ty đều có đặc tính quốc gia riêng, thương mại quốc tế giảm sút tỷ trọng trong tổng GDP. Kinh tế hiện đại phụ thuộc khá lớn vào các sản phẩm vô hình và dịch vụ được giao dịch xuyên biên giới. 

Thảo Phương

huongnt

Economist

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên