MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chưa bao giờ Eurozone "mong manh" như bây giờ

06-01-2015 - 15:12 PM | Tài chính quốc tế

Theo dự kiến năm 2014, khu vực đồng euro sẽ thoát khỏi khủng hoảng nợ, khi tăng trưởng kinh tế quay trở lại cùng với niềm tin của người tiêu dùng và việc làm. Song, năm 2014 lại không diễn ra như vậy.

Mức tăng trưởng kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong năm 2014 chỉ đạt 0,8%, thấp hơn so mức dự đoán 1,2% như hồi đầu năm. Song, mức lạm phát lại rơi xuống mức báo động gần 0%. Làm dấy lên câu hỏi về những khoản nợ còn lại hiện nay.

Trong khi, một số nước từng rơi vào khủng hoảng như Tây Ban Nha và Ireland đang có những dấu hiệu cải thiện vượt qua cả mức kỳ vọng thì những nền kinh tế lớn như Đức, Pháp, Ý lại không mấy khả quan.

Theo WSJ, châu Âu chưa bao giờ cận kề sự tan rã của Khu vực đồng tiền chung châu Âu như lúc này. Trong sáng sớm 5/1, giá của đồng euro đã rơi xuống mức thấp nhấp trong 9 năm qua so với đồng đôla. Do đó, nhiều khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ sớm mở rộng chương trình kích thích để tránh tình trạng giảm phát.

Vậy những yếu tố nào khiến Eurozone rơi vào tình cảnh khốn khó hiện nay? WSJ chỉ ra 3 lý do.

Thứ nhất là tác động từ sự tăng trưởng chậm của Trung Quốc và những thị trường mới nổi khác. Thứ hai là tác động từ cuộc khủng hoảng Ukraine và biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga, gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Đức. Lý do thứ ba nằm trong chính Eurozone, đó là những vấn đề cơ cấu cản trở sự phục hồi của nhiều nền kinh tế châu Âu, đặc biệt là các nước Nam Âu.

Trong đó, Eurozone đang phải chứng kiến tình trạng ngăn cản nguồn vốn và lao động di chuyển tới những khu vực có thể sinh lời. Chính hệ thống thị trường lao động và sản phẩm cứng nhắc đã gây khó khăn cho các công ty để thích nghi với môi trường kinh tế mới và ngăn cản các doanh nghiệp đưa ra những khoản đầu tư mới.

Chủ tịch ECB Mario Draghi.

Điều quan trọng là, tình trạng không thể trả nợ được và hệ thống pháp luật yếu kém cũng đã ngăn cản quá trình tái thiết các khoản nợ tư nhân. Ngoài ra, tình trạng đánh thuế cao, tham nhũng, qua liêu và bảo hộ những lợi ích cố hữu tiếp tục ngăn cản nguồn cung vốn mới nhằm giúp Eurozone gây vốn phục vụ cho tái tăng trưởng.

Do đó, việc loại bỏ những cơ cấu cản trở là vô cùng quan trọng không chỉ đối với sự tăng trưởng của Eurozone mà còn với sự phát triển lâu dài. Đây từng là một trong những nội dung được nhắc tới trong bài phát biểu gần đây của Chủ tịch ECB Mario Draghi.

Dù, hiện nay, những dấu hiệu cải thiện mờ nhạt đang xuất hiện tại Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp thì chương trình cải cách của Pháp và Ý lại dường như chưa mang lại kết quả.

Eurozone sắp tan rã?

Cấu trúc chính trị yếu kém hiện là nguyên nhân đẩy Eurozone đứng trước bờ vực tan rã. Bởi nền kinh tế Eurozone đang ngày càng bị tê liệt do chính phủ các nước trong khối chưa thể đưa ra lựa chọn quyết cùng giữa con đường "tăng trưởng" hay "chính sách thắt lưng buộc bụng".

Điều quan trọng hiện nay là không có chuyên gia kinh tế nào dám hy vọng Eurozone sẽ thu được những khoản lợi nhuận lớn trong khi khu vực đồng này đang bị ngân hàng thống trị và nợ nần chồng chất. Thậm chí, họ cũng không hy vọng hàng loạt chương trình chi tiêu của Đức giành cho Ý và Pháp sẽ mang lại kết quả. Ngoài ra, các vấn đề cấu trúc ngăn cản nguồn vốn đầu tư nội địa cũng đang gây khó cho Liên minh châu Âu để nhận biết và chuyển quỹ tài trợ cho các dự án tăng trưởng.

Nền kinh tế Pháp vẫn đang trong tình trạng ngưng trệ.

Điều quan trọng khác là sự sụp đổ trong kỷ luật tài chính đang gây ảnh hưởng tiêu cực tới không chỉ niềm tin của thị trường mà còn lòng tin giữa chính phủ các nước về viễn cảnh hội nhập trong tương lai. Đặc biệt, các nước cũng cần chú trọng tới lời cảnh báo của Chủ tịch ECB Draghi và các chuyên gia khác về việc những chương trình kích thích mà không có sự cải cách sẽ chỉ tạo thêm tiêu cực chứ không thể giúp Eurozone thoát cảnh suy thoái.

Ngay đầu năm nay, khu vực đồng euro sẽ phải đối mặt với những cuộc cạnh tranh hệ tư tưởng gay gắt. Đầu tiên phải kể tới Hy Lạp, quốc gia sẽ tiến hành một cuộc bầu cử sớm vào ngày 25/1 tới sau khi quốc hội nước này thất bại trong việc chỉ định một Tổng thống mới.

Trong khi những tác động tiêu cực từ Hy Lạp đang bị đánh giá quá mức thì những yếu tố gây suy thoái đang hiện diện tại những quốc gia khác lại bị bỏ qua. Những chính phủ yếu kém như Pháp và Ý sẽ không thể trụ vững trước những cuộc chiến thay đổi hệ tư tưởng. Ngoài ra, các cuộc bầu cử vào cuối năm nay sẽ đưa những đảng phái phản đối biện pháp thắt lưng buộc bụng có mặt trong chính phủ Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Minh Thu

huongnt

Infonet

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên