Chứng khoán Mỹ giảm do lo ngại về lạm phát
Sau 2 tuần tăng liên tục cùng với sự lạc quan về triển vọng kinh tế, chứng khoán Mỹ lại giảm. Lý do ở đây là nhà đầu tư bắt đầu lo ngại về việc đầu cơ lãi suất.
- 27-02-2016Trung Quốc chấp nhận thâm hụt ngân sách tương đương 4% GDP
- 26-02-2016Trung Quốc đã hạ tỷ giá ngày thứ 5 liên tiếp
- 26-02-2016'Siêu thứ ba' sẽ tạo bước ngoặt cho bầu cử tổng thống Mỹ
Thị trường chứng khoán Mỹ
Sau khi chỉ số S&P500 rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 22 tháng, chứng khoán cũng đã tăng 7% trong 2 tuần nay. Ngày hôm qua, sau khi tăng được 0,6%, chỉ số S&P500 lại giảm 0,2% còn 1.948,05 điểm tại thời điểm 16:00 (giờ New York). Sau phiên giao dịch ngày hôm qua, chỉ số S&P500 đã vượt qua mức trung bình của 50 ngày trước. Chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 57,32 điểm, tương đương với mức giảm 0,3%, còn 16.639,97 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite Index tăng 0,2%.
Chỉ số S&P 500 tăng 1,6% trong tuần này, nhóm cổ phiếu ngân hàng và công nghệ vẫn tăng, trong khi nhóm dầu lửa đã có những dấu hiệu phục hồi.
Dù chứng khoán có hồi phục trong 2 tuần nay nhưng việc tham gia đầu tư chưa được sôi động. Từ ngày 11/2 đến nay, hàng ngày có 8,1 tỷ cổ phiếu được giao dịch, giảm 13% so với thời gian trước đó. Tuần này, mỗi ngày có khoảng 7,6 tỷ cổ phiếu được giao dịch. Chỉ trong ngày thứ sáu, có khoảng 7,9 tỷ cổ phiếu được giao dịch, giảm 4% so với mức trung bình của 3 tháng.
Sau phiên giao dịch ngày hôm qua, chỉ số Chicago Board Options Exchange Volatility Index tăng 3,7% lên 19,81 điểm. Từ đầu tháng đến nay, chỉ số này đã giảm 2%.
Tăng trưởng cao hơn cùng chỉ số lạm phát tăng càng làm tăng giá trị cho đồng USD, do đó, các hoạt động xuất khẩu không được tốt như trước. Cổ phiếu của nhóm tiêu dùng giảm, trong khi nhóm sản xuất lại tăng.
Theo ông Michael Block, chiến lược gia của Rhino Trading Partners LLC, giá dầu đang có dấu hiệu ổn định trở lại, những tuyên bố của ngân hàng trung ương Trung Quốc PBOC và thông tin về GDP không hẳn là hoàn toàn tiêu cực, do vậy, nhóm cổ phiếu tiêu dùng vẫn tăng.
Vì lạm phát tăng liên tục từ tháng 10/ 2014 nên chính sách thắt chặt khó có thể được áp dụng, nhất là trong thời điểm thị trường thế giới đang suy yếu như hiện nay. Trong tháng 1, nhóm cổ phiếu tiêu dùng tăng mạnh so với 7 tháng trước đó, trong khi báo cáo cho thấy, kinh tế Mỹ bất ngờ tăng nhanh hơn so với dự báo trong quý IV/2015.
Các giao dịch theo hướng kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay.
Nín thở vì G20
Những lo lắng về ảnh hưởng của việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc lên tăng trưởng toàn cầu cùng với giá hàng hoá bất ổn đã làm chỉ số S&P500 giảm 11% trong năm nay, gần bằng mức thấp nhất kể từ năm 2014. Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc tuyên bố vẫn có thể tiếp tục chính sách nới lỏng và G20 bàn bạc về việc kích thích các nền kinh tế, chứng khoán tại châu Á và châu Âu đều tăng.
Thị trường đầu năm kém sôi động nên tất cả đều ngóng chờ hội nghị của G20. Nếu không có một thoả thuận nào về chính sách tài khoá hay tiền tệ được đưa ra sẽ làm thất vọng giới đầu tư.