MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cơ hội vàng của ông Modi

05-11-2015 - 09:46 AM | Tài chính quốc tế

Ấn Độ đang đứng trước cơ hội vàng để thực hiện bước nhảy vọt. Liệu ông Modi có bỏ lỡ cơ hội này?

Nên kinh tế Ấn Độ đứng thứ 7 trên thế giới tính theo GDP và đứng thứ 3 thế giới tính theo sức mua tương đương. Quốc gia này đã được xếp hạng trở thành một nước công nghiệp mới, một trong những nền kinh tế lớn nhóm G20, một thành viên của khối các nước lớn mới nổi với tốc độ tăng trưởng trung bình 7% trong suốt hai thập kỷ qua. Kinh tế Ấn Độ cũng trở thành nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới kể từ quý IV năm 2014, thế chỗ của Trung Quốc.

Tiềm năng phát triển dài hạn của kinh tế Ấn Độ là khá cao bởi dân số trẻ, cùng với tỷ lệ phụ thuộc thấp, lãi suất tiết kiệm và đầu tư ổn định, hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng tăng. Ấn Độ cũng có khả năng trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào thập kỷ tới và là nền kinh tế lớn nhất thế giới vào khoảng giữa thế kỷ này. Theo IMF, triển vọng cho sự phát triển ngắn hạn cùng rất tốt như một “điểm sáng” trong bối cảnh kinh tế toàn cầu. Trong năm 2014-2015, lần đầu tiên Ấn Độ đứng vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng triển vọng tăng trưởng của Ngân hàng thế giới với mức tăng trưởng 7,3% và dự đoán lên tới 7,5-8,3% vào năm 2015-2016

Khu vực dịch vụ ở Ấn Độ tăng trưởng vào hàng nhanh nhất trên thế giới tới tốc độ khoảng trên 9% kể từ năm 2001 và đã đóng góp 57% GDP của đất nước trong năm 2012-2013. Ấn Độ cũng làm lợi cho nền kinh tế dựa trên phần lớn dân số nói Tiếng Anh và có trình độ và trở thành nhà xuất khẩu lớn các dịch vụ IT, BPO và phần mềm với 167 tỷ USD tổng giá trị xuất khẩu vào năm 2013-2014. Đây cũng là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trong toàn bộ nền kinh tế.

Công nghệ thông tin tiếp tục trở thành khu vực tư nhân sử dụng nguồn nhân công lớn nhất cả nước. Ấn Độ cũng là trung tâm khởi nghiêp lớn thứ 4 thế giới với hơn 3.100 doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp vào năm 2014-2015.

Khu vực nông nghiệp chiếm lực lượng lao động đông đảo nhất trong nền kinh tế nhưng lại đóng góp một tỷ lệ giảm dần vào GDP (17% năm 2013-2014). Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu nông nghiệp. Khu vực công nghiệp nắm giữ một tỷ lệ ổn định trong đóng góp cho phát triển kinh tế (26% năm 2013-2014).

Ấn Độ cũng sở hữu ngành công nghiệp ô-tô xếp hàng lớn nhất trên thế giới với sản lượng đạt 21,48 triệu phương tiện vào năm 2013-2014. Ấn Độ có một thị trường bán kẻ trị giá 600 tỷ USD trong năm 2015 và cũng là thị trường thương mại điện tử lớn nhất trên thế giới.

Hai sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất ở Ấn Độ là Sàn giao dịch chứng khoán BomBay và Trung tâm chứng khoán Quốc gia đã thu hút lượng vốn lần lượt là 1,71 nghìn tỷ USD và 1,68 nghìn tỷ USD vào tháng 2/2015. Ấn Độ cũng là quê hương có nhiều tý phủ lớn thứ 3 thế giới với 97 tỷ phú trong năm 2014.

Hiện tại, Ấn Độ đang là thành viên của Khối thịnh vượng chung, Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á, G20, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Ngân hàng thế giới WB, Tổ chức thuong mại thế giới WTO, Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á AIIB, Liên hợp quốc và Ngân hàng phát triển mới BRICS.

Tháng 5/2014, Narendra Modi đã dành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử và trở thành vị Thủ tướng thứ 15 của Ấn Độ. Ông nhận được rất nhiều kỳ vọng từ người dân trong nước cũng như giới phân tích quốc tế với tham vọng sẽ thực hiện những chiến dịch cải cách sâu rộng. "10 năm là đủ để hiện đại hóa Ấn Độ", Modi đã nói như vậy trong bài phát biểu đầy tham vọng sau khi đắc cử.

Tuy nhiên, có vẻ như mọi sự không dễ dàng như vậy. Đã hơn 1 năm trôi qua và Modi vẫn còn rất nhiều nhiệm vụ ở phía trước. Nạn tham nhũng, sự trì trệ của các doanh nghiệp nhà nước, các tiềm năng phát triển kinh tế không thể phát huy tối đa hay cả những điểm đen nhức nhối trong đời sống xã hội như các khu ổ chuột và nạn hiếp dâm đều là những vấn đề mà Ấn Độ phải giải quyết. Làm sao để vừa phát triển tối đa các tiềm năng kinh tế, vừa đảm bảo đạt được những chỉ tiêu về một xã hội hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống luôn là cái đích mà bất kỳ lãnh đạo nào cũng hướng tới. Vậy thì Ấn Độ và ông Modi đang có những gì trong tay và họ phải đối mặt với những thách thức như thế nào? Đó cũng chính là chủ đề của chùm bài viết mà chúng tôi sẽ đem đến cho bạn đọc.

Phạm Phương

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên