MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Còn lâu mới đến lúc lạc quan!

05-09-2011 - 09:37 AM | Tài chính quốc tế

Tháng 8/2011 là một tháng đầy căng thẳng đối với kinh tế thế giới. Tháng 9 và tháng 10, tình hình cũng sẽ chẳng mấy sáng sủa hơn.

Tóm tắt: Trong 2 tháng 9 và 10/2011, chưa thể lạc quan về kinh tế thế giới bởi:

Kinh tế Mỹ vẫn khó khăn, các nhà hoạch định chính sách vẫn tranh cãi nhau về hướng điều chỉnh chính sách tài khóa và tiền tệ.

Tại châu Âu, quỹ bình ổn có quy mô quá nhỏ so với các vấn đề của khu vực; các nhà hoạch định chính sách không đưa ra được mục tiêu rõ ràng và tiềm lực vốn của các ngân hàng quá yếu.

Người đứng đầu các Ngân hàng Trung ương chẳng bao giờ tìm đến chốn bồng lai để cảm thấy được khuây khỏa. Tuy nhiên, trong hội nghị mới đây do Fed tại Kansas tổ chức tại Jackson Hole, sau khi thưởng thức bữa tối, họ đã rất hào hứng với việc tham gia vào hoạt động ngắm phong cảnh qua ống kính thiên văn được tổ chức bởi một câu lạc bộ thiên văn học tại địa phương. Khi nhìn vào ống kính, chủ tịch một Ngân hàng Trung ương nói: “Nó giúp chúng ta rõ ràng hơn về vấn đề đang phải đương đầu.”

Trên mặt đất, những vấn đề họ đang phải đương đầu có quy mô không hề nhỏ. Bà Christine Lagarde, tân tổng giám đốc của IMF, cũng thể hiện tâm lý giống như vậy khi bà khẳng định kinh tế thế giới đang trong giai đoạn nguy hiểm mới. Bà tin mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những tuần tới.

Tại Mỹ, mọi chuyện thực sự đáng lo lắng. Buổi họp chính sách tiếp theo của Fed dự kiến bắt đầu vào ngày 20/09 đã được kéo dài thêm 1 ngày để bàn về các biện pháp chính sách tiền tệ. Phố Wall hy vọng Fed sẽ đưa ra chương trình QE3 mới, chương trình mua trái phiếu quy mô lớn. Trong khi đó, nếu nhìn từ những gì diễn ra tại Jackson Hole, có thể thấy biện pháp nào nếu được đưa ra cũng sẽ chỉ khiêm tốn.

Người đứng đầu các Ngân hàng Trung ương, trong đó cả ông Ben Bernanke, cho rằng đã đến lúc cần điều chỉnh chính sách tài khóa. Ông khẳng định các chính trị gia Mỹ cần giải quyết mỡ hỗn độn chính sách tài khóa trung hạn và đồng thời tính cách cứu kinh tế ở hiện tại. Tổng thống Obama đang cố gắng đưa ra kế hoạch dành cho thị trường việc làm; tuy nhiên khả năng chính trường Mỹ có được sự đồng thuận chính trị về những vấn đề như thuế thu nhập không chắc chắn. Không có thỏa thuận nào hướng đến chính sách tài khóa thận trọng hơn.

Tại châu Âu, mọi chuyện còn nguy hiểm hơn. Các nhà hoạch định chính sách châu Âu đặt niềm tin vào thỏa thuận đã được thông qua vào ngày 21/07/2011, theo đó, Hy Lạp sẽ có thêm tiền hỗ trợ và kênh bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) được mở rộng.

Trong vài tuần tới, dự kiến chính phủ các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ tiến hành phê chuẩn các dự thảo trên. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang coi việc mua trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha và Italy như biện pháp tạm thời cho tới khi quy mô của EFSF được điều chỉnh mở rộng và được đưa vào thực tế.

Tuy nhiên, có thể có 3 yếu tố cản trở EFSF. Thứ nhất, các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ không phê chuẩn được cho kế hoạch này đúng thời hạn. Nguyên nhân chính bởi Phần Lan sẽ yêu cầu phải có đảm bảo cho đóng góp của nước này vào kế hoạch cứu Hy Lạp; kế hoạch cũng cần phải có được sự đồng thuận của tòa án Đức vào ngày 07/09/2011.

Thứ hai, các nhà hoạch định chính sách còn đang tranh cãi nhau về việc quỹ giải cứu nên dùng để làm gì. Những người đứng đầu tại các Ngân hàng Trung ương tại châu Âu muốn dùng nó để mua trái phiếu nếu thị trường tiếp tục “ghẻ lạnh” với Italy và Tây Ban Nha.

Bà Lagarde tuy nhiên lại đưa ra lựa chọn khác. Bà cho rằng các ngân hàng châu Âu thực sự cần thêm vốn để ngăn khủng hoảng lan rộng khắp khu vực, đồng thời bà muốn yêu cầu về một quy định tái cấp vốn bắt buộc, sử dụng nguồn tiền công và tiền của quỹ bình ổn nếu cần thiết. Tóm lại, IMF muốn làm được những gì mà Bộ Tài chính Mỹ đã làm vào năm 2009 khi buộc các ngân hàng lớn tăng vốn.

Nhiều nhà hoạch định chính sách châu Âu đã không vui vẻ gì với tuyên bố của bà Lagarde, họ phủ nhận việc ngân hàng châu Âu thiếu vốn và cho rằng nếu có vấn đề gì xảy ra, đó là là huy động vốn từ thị trường nói chung. Ông Jean-Claude Trichet, chủ tịch ECB, đã cố gắng dẹp tan nỗi lo đó, ông chỉ ra các ngân hàng có thể sẽ tiếp cận với nguồn thanh khoản không hạn chế tại ECB và họ hoàn toàn có đủ tài sản đảm bảo.

Ông Trichet chỉ đúng có 1 điểm. Tổng nhu cầu vốn của các ngân hàng châu Âu trong 3 năm tới lên đến 1,7 nghìn tỷ euro tương đương 2,5 nghìn tỷ USD, con số quá kinh hoàng. Morgan Stanley có ý tưởng sử dụng EFSF để đưa ra sự đảm bảo của châu Âu đối với nợ mới của ngân hàng gần đây đã được chú ý. Và mất thanh khoản là dấu hiệu cho thấy sự lo lắng về khả năng thanh toán.

Bà Lagarde đã đúng khi muốn các ngân hàng củng cố tiềm lực vốn. Chương trình kiểm tra các ngân hàng được thực hiện vào tháng 7/2011 vừa qua, vốn không chấp nhận các vụ vỡ nợ cấp quốc gia, không mang đến nhiều định hướng. Sử dụng cách mức giá trái phiếu của thị trường hiện tại, IMF khẳng định các ngân hàng châu Âu có thể đã không tính toán đủ mức lỗ khoảng 200 tỷ USD, điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng châu Âu sẽ còn cần thêm vốn. EFSF có thể coi như một nguồn vốn phù hợp.

Lý do thứ 3, cũng có thể coi như lý do lớn nhất khiến người ta lo lắng, EFSF có quy mô quá nhỏ. Quỹ đã được điều chỉnh quy mô lên 440 tỷ euro. Thế nhưng trừ đi số tiền đã cam kết để cứu các nước cũng như tiền mà Hy Lạp có thể sẽ cần thêm nếu quá trình tái cơ cấu nợ tư nhân thất bại, chỉ còn khoảng 200 tỷ ruro. Với tốc độ mua trái phiếu của ECB ở hiện tại (từ 6 đến 22 tỷ euro/tuần), mọi chuyện không thể kéo dài mãi đặc biệt nếu một số tiền nhất định được dành riêng để dự phòng cho các ngân hàng.

Giới chính trị gia châu Âu không thể huy động được thêm tiền, vì vậy họ bàn tán với nhau rất nhiều về việc làm sao để nâng được quy mô của quỹ. Ông Daniel Gros thuộc Trung tâm chính sách châu Âu và chuyên gia Thomas Mayer thuộc ngân hàng Deustche Bank cho rằng EFSF nên hoạt động như một ngân hàng và được phép vay tiền từ ECB, sử dụng trái phiếu chính phủ mà kênh này mua vào như tài sản đảm bảo.

Cách hợp tác theo hình thức này sẽ hiệu quả hơn việc ECB tự mua trái phiếu và chính EFSF cũng có thêm quyền lực. Một số người đứng đầu Ngân hàng Trung ương cho rằng nó cũng sẽ vẫn vi phạm quy định cấm ECB mua trái phiếu trực tiếp, ít nhất là theo tinh thần như vậy.

Quan chức hàng đầu của Bắc Mỹ gợi ý có thể khuyến khích nhà đầu tư mua trái phiếu bằng cách giúp họ tiếp cận với khoản vay từ ECB. Người Mỹ đã đưa ra một phát minh từ khủng hoảng tài chính: chương trình TALF. Các khoản vay từ Fed được thiết kế để khuyến khích nhà đầu tư mua trái phiếu, Bộ Tài chính hứa sẽ giải quyết bất kỳ khoản lỗ nào, bảo vệ cho Fed.

Trong phiên bản châu Âu, các khoản vay giá rẻ sẽ khuyến khích nhà đầu tư mua trái phiếu chính phủ Italy hay Tây Ban Nha và hạ lợi suất trái phiếu chính phủ. ECB có thể hỗ trợ tuy nhiên EFSF sẽ giải quyết các khoản lỗ. Nhà đầu tư cá nhân sẽ được thu hút và giá trái phiếu sẽ do thị trường quyết định.

Nhìn lại kinh nghiệm giải quyết khủng hoảng của Mỹ có không ít ý nghĩa bởi các biện pháp người Mỹ đưa ra đã hiệu quả. Tuy nhiên mọi chuyện tại châu Âu khó khăn hơn nhiều không phải chỉ bởi quá nhiều bên tham gia mà còn vì mục tiêu cuối cùng cũng không rõ ràng.

Các quan chức chính phủ Mỹ trước đây rõ ràng hành động vì mục tiêu ngăn hệ thống tài chính sụp đổ. Giới chính trị gia châu Âu cần phải đưa ra được đích đến rõ ràng, đó là tạo ra liên minh tài khóa thống nhất hay ngăn khu vực đồng tiền chung châu Âu tan rã. Nếu không có sự lãnh đạo về chính trị, vấn đề khó có thể được giải quyết.

Ngọc Diệp

ngocdiep

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên