Cựu nhân viên của UBS lĩnh án 14 năm tù vì thao túng Libor
Theo kết luận điều tra, Hayes là “ông chủ” của một hệ thống toàn cầu gồm 25 chuyên viên giao dịch và môi giới chứng khoán từ ít nhất 10 định chế tài chính đã cố gắng can thiệp vào Libor trên diện rộng.
- 21-05-2015Các ngân hàng lớn thừa nhận thao túng thị trường tiền tệ thế giới
- 27-09-2012Từ bỏ LIBOR
- 11-07-2012Lãi suất nào sẽ thay thế Libor?
Tom Hayes – một trader là cựu nhân viên của UBS và Citigroup – vừa trở thành cá nhân đầu tiên bị buộc tội thao túng lãi suất liên ngân hàng London (Libor). Hayes lĩnh án 14 năm tù giam sau khi bị phát hiện có âm mưu bóp méo lãi suất chủ chốt của thị trường tài chính quốc tế.
Sau 1 tuần tranh cãi, các bồi thẩm đoàn đã phát hiện ra rằng Hayes đã thao túng lãi suất Libor theo chiều hướng có lợi cho các vị thế giao dịch của bản thân. Mức án 14 năm tù là một trong những mức án lâu năm nhất dành cho tội phạm tài chính ở Anh.
Theo kết luận điều tra, Hayes là “ông chủ” của một hệ thống toàn cầu gồm 25 chuyên viên giao dịch và môi giới chứng khoán từ ít nhất 10 định chế tài chính đã cố gắng can thiệp vào Libor trên diện rộng. Libor là lãi suất được sử dụng để định giá các hợp đồng tài chính có giá trị lên tới 350 triệu USD, bao quát mọi lĩnh vực từ các hợp đồng tín chấp đến thẻ tín dụng và các khoản nợ sinh viên.
Chàng trai 35 tuổi có mái tóc màu vàng hoe đã trở thành “bộ mặt” của vụ bê bối lãi suất Libor toàn cầu khi bị giới chức Mỹ buộc tội từ năm 2012. Tổng cộng các ngân hàng dính vào bê bối này đã bị phạt 9 tỷ USD, trong đó UBS bị phạt nặng nhất (1,5 tỷ USD).
Phần trọng tâm của cuộc điều tra đối với Hayes là 82 giờ phỏng vấn với Văn phòng chống tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (SFO) năm 2013, trong đó Hayes nêu chi tiết về những biện pháp đã sử dụng và cả tên của các đồng phạm. Một trong những trader mà Hayes chỉ ra là người anh trai Peter O’Leary từng làm thực tập sinh ở HSBC.
Trong các buổi phỏng vấn với SFO, Hayes giải thích cơ chế thao túng Libor sau khi y gia nhập UBS với vị trí phụ trách các hợp đồng hoán đổi lãi suất bằng đồng yên ở Tokyo từ mùa hè năm 2006. Thủ đoạn được lặp lại ở Citigroup cho tới tháng 9/2010.