MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đại án tham nhũng tại Ấn Độ

20-08-2014 - 12:37 PM | Tài chính quốc tế

Hai mẹ con "người đàn bà quyền lực" Sonia Gandhi sẽ phải giải trình những cáo buộc liên quan đến lạm dụng quyền lực và sử dụng sai mục đích 16 triệu USD công quỹ.

Ngày 7/8, "người đàn bà quyền lực", Chủ tịch đảng Quốc Đại cầm quyền lâu năm của Ấn Độ, Sonia Gandhi và con trai Rahul Gandhi - từng là ứng cử viên thủ tướng - phải ra trình diện tại tòa. Cả hai sẽ giải trình những cáo buộc liên quan đến lạm dụng quyền lực, sử dụng sai mục đích hơn 16 triệu USD trong quỹ của đảng để hưởng lợi theo kiểu "lợi ích nhóm" với tư cách chủ tịch và phó chủ tịch đảng.

Nehru - Gandhi là gia tộc có ảnh hưởng lớn đến chính trường Ấn Độ nói riêng cũng như đảng Quốc Đại nói chung. Tên tuổi của những thành viên trong gia tộc này không chỉ gắn liền với chế độ chính trị ở Ấn Độ từ những ngày đầu giành độc lập, mà cho đến ngày nay những người con của gia tộc này vẫn đang trở thành một phần không thể thiếu của chế độ chính trị ở Ấn Độ.

Đó được coi như một sự nối tiếp đầy tự hào truyền thống cha ông đi trước bất chấp những bi kịch chính trị mà gia tộc này đã trải qua, những Sonia Gandhi hay Rahul Gandhi đang tiếp tục làm rạng danh gia tộc Nehru - Gandhi. Nhưng từ sau thập niên 90, Ấn Độ không có một thủ tướng nào xuất thân từ dòng họ Gandhi.

Mãi cho đến cuộc bầu cử năm 2004, đảng Quốc Đại và gia tộc Gandhi mới lại hồi sinh. Sau nhiều lần, Sonia Gandhi chịu thuyết phục để tham gia tích cực vào các hoạt động của đảng Quốc Đại, chẳng bao lâu bà thấy mình đang ở ngay trung tâm quyền lực, buộc Kersi phải từ chức và chuyển giao chức vụ Chủ tịch cho bà bắt đầu từ tháng 4/1998 trong sự đồng thuận của đảng. Trong suốt 16 năm qua, uy tín của Sonia trên chính trường và sự yêu mến của đại đa số dân nghèo Ấn Độ dành cho bà tăng lên theo thời gian.

Tuy nhiên, ngày 7/8, "người đàn bà quyền lực", Chủ tịch đảng Quốc Đại cầm quyền lâu năm của Ấn Độ, Sonia Gandhi và con trai Rahul Gandhi - từng là ứng cử viên thủ tướng - phải ra trình diện tại tòa. Cả hai sẽ giải trình những cáo buộc liên quan đến lạm dụng quyền lực, sử dụng sai mục đích hơn 16 triệu USD trong quỹ của đảng để hưởng lợi theo kiểu "lợi ích nhóm" với tư cách chủ tịch và phó chủ tịch đảng.

Người đưa đơn tố cáo là thủ lĩnh đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP), Subramanian Swamy - đảng vừa giành chiến thắng bằng việc đưa ông Modi lên làm thủ tướng, chấm dứt gần 40 năm cầm quyền của đảng Quốc Đại kể từ khi quốc gia này giành độc lập năm 1947.

Trung tâm của vụ án là Tập đoàn Associated Journals Limited (AJL), nhà xuất bản của 3 tờ báo ở Ấn Độ, gồm tờ National Herald viết bằng tiếng Anh và từng được ông Jawaharlal Nehru sáng lập ở Thủ đô New Delhi năm 1938, trước khi ông trở thành Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ độc lập.

Trong đơn, Swamy buộc tội bà Sonia và con trai Rahul cùng những người thân đã thực hiện nhiều phi vụ gian lận, thông qua Công ty Young Indian Ltd (YI) như dùng tiền quỹ của đảng để mua lại món nợ của Tập đoàn Associated Journals Limited ở New Delhi với giá 16 triệu USD thông qua khoản vay lãi suất bằng 0%. Subramanian Swamy tố cáo YI đã sở hữu toàn bộ tài sản của AJL thông qua sự kiểm soát của hai mẹ con bà Sonia, rồi đem số bất động sản đi cho thuê để chia lãi cho các cổ đông chính, gồm Rahul và bà Sonia.

Rahul kiểm soát 38% cổ phần YI, trong khi đó mẹ anh cũng sở hữu khoảng 40% cổ phần. Ông Swamy nói đó là những hành vi gian lận và vi phạm tín nhiệm của cổ đông YI, để chiếm đoạt những "lô đất vàng" ở New Delhi, gồm trụ sở tờ National Herald, để dùng cho mục đích riêng của gia đình.

Theo tòa, với đơn tố giác và bằng chứng hiện có và thông qua YI, những người đứng đầu đảng Quốc Đại đã biển thủ công quỹ, tạo ra một vỏ bọc để chuyển công quỹ nhằm tư lợi, hoặc là một công cụ đặc biệt để nắm quyền sở hữu số tài sản trị giá lên tới 330 triệu USD. Tòa cho rằng, nhóm bị cáo đã vi phạm các điều khoản 403 (sử dụng bất động sản sai mục đích), 406 (vi phạm tín nhiệm của cổ đông AJL), 420 (gian lận) và 120B (âm mưu phạm tội hình sự) của Luật Hình sự Ấn Độ.

Trong khi đó, AJL có tài sản ước tính trên dưới 335 triệu USD, tức nếu bán đi thì dư sức trả nợ. Sau đó, một đảng viên Quốc đại là Motil La Vora, được chọn làm Tổng giám đốc AJL, rồi sau đó, trở thành một cổ đông của YI. Thực chất, nhân vật này được "cặp bài trùng" Sonia - Rahul dựng lên để quản lý khối tài sản rất lớn từ tập đoàn trên.

Tòa cũng nhận định mẹ con bà Sonia là những lãnh đạo chủ chốt của đảng Quốc Đại, nhưng không có quyền sử dụng quỹ chung vào mục đích cá nhân, hay tự coi quỹ chung là tài sản để kinh doanh. Theo đó, nguồn quỹ được giao cho họ nhằm sử dụng vào các mục tiêu mà đảng Quốc Đại đề ra. Chúng không thể dùng để làm vốn vay không lãi suất cho AJL, vì luật quốc gia và quy định của các đảng không có điều khoản nào cho phép đem tiền của đảng cho một công ty vay để làm ăn.

Ngoài ra, tòa còn cho rằng, các nhân vật chủ chốt trong đảng đã "báo cáo láo" với ngành thuế khi xin miễn thuế đối với những khoản tiền hiến tặng của người dân cho đảng Quốc Đại, rồi đem số tiền ấy làm vốn để đầu tư kiếm lời.

Một trong những vụ bê bối tai tiếng của đảng Quốc Đại trước thềm bầu cử Quốc hội năm 2014 là vụ mua bán máy bay trực thăng trị giá 556 triệu USD với Công ty The Anglo-Italian. Theo đơn tố cáo viết tay của một người trung gian tên Christian Michel gửi Peter Hullet (Giám đốc The Anglo-Italian) mà các công tố viên có được, giới chức nhận định nhà Gandhi có dấu hiệu đã nhận hối lộ, kể cả cậu con trai Rahul Gandhi.

Theo Lê Nam

huongnt

Thời báo Ngân hàng

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên