MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp đang rời Trung Quốc đến Đông Nam Á?

03-06-2011 - 18:02 PM | Tài chính quốc tế

Chi phí lao động tại Trung Quốc cao đang khiến nhiều doanh nghiệp tìm đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Nhà văn nổi tiếng Oscar Wilde từng châm biếm thời trang là thứ ngốc nghếch khó chấp nhận đến nỗi chúng ta phải thay đổi nó 6 tháng một lần. Thời trang thay đổi thậm chí nhiều hơn 2 lần 1 năm.

Ngành kinh doanh quần áo cũng vậy, khách hàng trong nhiều trường hợp không kiên định. Họ tìm đến nơi nào có thể sản xuất hàng với chi phí thấp mà lại đáng tin tưởng. Cho đến gần đây, trong đầu họ chủ yếu nghĩ đến Trung Quốc. Thế nhưng khi lương lao động tại Trung Quốc tăng, họ tìm đến nhiều nơi khác, khu vực Đông Nam Á có thể trở thành điểm đến tiếp theo.

Trung Quốc vẫn thống trị trong ngành này. Trung Quốc cung cấp khoảng hơn 50% hàng dệt may nhập khẩu vào châu Âu và 41% vào Mỹ. Thế nhưng ngày một nhiều đơn đặt hàng được chuyển đến nhóm nền kinh tế có mức lương nhân công thấp hơn như Campuchia và Việt Nam, nơi các nhà máy dệt may đang mọc lên như nấm, Việt Nam hiện là nước cung cấp hàng dệt may lớn thứ 2 vào Mỹ.

Những “con hổ” mới tuy nhiên còn nhiều điểm yếu. Họ phải nhập nguyên phụ liệu từ Trung Quốc để may quần qáo vì thế chi phí vận chuyển của họ cao. Với nhóm công ty cần mua nhanh, chi phí sản xuất tại nhóm nước Đông Nam Á khó có thể cạnh tranh với Trung Quốc.

Ông Pablo Isla, giám đốc điều hành công ty Inditex của Tây Ban Nha có sở hữu thương hiệu Zara vốn được coi như “đồ ăn nhanh” của ngành thời trang, khẳng định các công ty cung cấp hàng tại Đông Nam Á đều không cạnh tranh nổi với Trung Quốc.

Một cách giúp các nước Đông Nam Á cạnh tranh được với Trung Quốc chính là gom các công ty sản xuất hàng dệt may cùng với nhau để tạo ra chuỗi cung ứng trong khu vực. Việt Nam không sản xuất vải bỏ nhưng Indonexia sản xuất mặt hàng này và vải bò có thể được xuất miễn thuế bên trong ASEAN để may thành quần bò.

Hình thức hợp tác này, vốn được hỗ trợ bởi USAID, hấp dẫn nhóm công ty nào muốn có dịch vụ hoàn chỉnh. Nó cũng đóng vai trò quan trọng giúp hướng tới thị trường thống nhất mà ASEAN muốn trở thành vào năm 2015.

Ý tưởng này đã từng được nói đến thế nhưng chịu tác động không nhỏ bởi việc lương lao động tại Trung Quốc tăng cao. Chuyên gia Peter Brown thuộc công ty tư vấn Kurt Salmon chỉ ra từ giữa năm 2010, giá hàng dệt may nhập vào Mỹ đã tăng khoảng gần 10%, một phần bởi giá bông và giá dầu cao mà còn bởi lạm phát lương tăng cao.

Vào năm 2010, Guess, một hãng bán lẻ thời trang của Mỹ, đã thề sẽ giảm tỷ trọng hàng châu Á có xuất xứ Trung Quốc từ 50% xuống 30% trong 18 tháng. Một số thương hiệu toàn cầu khác cũng đang làm giống như vậy. Bà Jeffrey Streader, cựu giám đốc điều hành tại Guess, cho biết: “Nhiều công ty cũng đang đi theo hướng này.”

Các công ty sản xuất châu Á đang hình thành liên minh. Ví dụ, Phongsak Assakul, người sở hữu một nhà máy dệt tại Bangkok, đã chuyển hoạt động sản xuất hàng dệt may sang nước láng giềng Campuchia nơi Benetton, một thương hiệu thời trang nổi tiếng của Italia cũng đã chuyển nhà máy sang đây.

Để cạnh tranh với Trung Quốc, ASEAN cần phải giúp hoạt động vận chuyển hàng hóa thuận lợi hơn. Trước tiên, hệ thống hạ tầng bao gồm đường sá, đường xe lửa cũng như hệ thống thuế cần phải hợp lý hơn.

Trung Quốc có nguồn lao động giá rẻ tại các thành phố khu vực phía Bắc và bên trong nội địa. Thế nhưng khi Trung Quốc giàu có hơn, lương tại lục địa cũng tăng. Các nhà máy sẽ vẫn tiếp tục sản xuất quần áo thế nhưng cũng sẽ sản xuất ra các sản phẩm đơn giản hơn, như áo polo.

Ông Peter Hevicon, chuyên gia tại công ty bán lẻ Anh Debenhams, chỉ ra ngay chính các công ty Trung Quốc cũng đang chuyển việc sản xuất hàng giá thấp sang Việt Nam và Campuchia. Và sau này khi lương tại Đông Nam Á tăng, các công ty sản xuất quần áo sẽ lại tìm đến nơi khác.

Đình Hảo


ngocdiep

Economist

Trở lên trên