Đồng USD có thực sự mạnh?
Đối với người Mỹ, đồng USD quá mạnh sẽ làm giảm giá hàng loạt hàng hóa, và rồi chính phủ Mỹ sẽ lại bắt đầu lo lắng về vấn đề lạm phát?
- 27-01-2015Ai được, ai mất khi đồng USD mạnh lên?
- 08-01-2015Đồng USD mạnh ảnh hưởng đến thế giới ra sao?
- 13-11-2014Đồng USD tăng giá có thể tái cân bằng kinh tế toàn cầu
Nội dung nổi bật:
- Đồng USD được cho là đang tăng giá mạnh nhất trong mấy chục năm gần đây, nhưng nếu so với đồng nội tệ của các đối tác thương mại quan trọng, mức tăng không có gì bất thường.
- Nguyên nhân khiến hàng hóa nhập khẩu giảm là do các mặt hàng như tivi và điện thoại đều đặn giảm giá. Giá quần áo giảm là do có nhiều chương trình khuyến mại
- Do đó Fed không cần lo lắng về sức mạnh của đồng USD khi xem xét nâng lãi suất
Theo lý thuyết thông thường, đồng USD quá mạnh sẽ làm giảm giá các loại hàng hóa mà người Mỹ thích mua, và do đó có tồn tại nguy cơ lạm phát. Tuy nhiên, theo phân tích của Omair Sharif, giám đốc Newedge USA, một công ty chuyên cung cấp dịch vụ môi giới tài chính hàng đầu trên thế giới, đây không phải là câu chuyện diễn ra trên thực tế.
Trong 7 tháng qua, chỉ số Dollar Index đã tăng gần 19% - mạnh nhất kể từ năm 1973. Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ chỉ số này được tính theo giỏ ngoại tệ gồm 6 đồng tiền rất mạnh, trong đó có đồng euro và yên Nhật. Nếu chúng ta nhìn vào giỏ hàng của người tiêu dùng Mỹ, phần lớn trong số đó là đến từ các quốc gia không thuộc nhóm 6 loại tiền tệ đó. Khoảng 80% hàng tiêu dùng nhập khẩu của Mỹ, trừ xe hơi, là đến từ Trung Quốc, Mexico, Ấn Độ, Việt Nam và Israel. Không có đồng nội tệ nào của các quốc gia này nằm trong giỏ ngoại tệ được sử dụng để tính toán chỉ số Dollar Index.
Nếu tính toán diễn biến của đồng USD theo một chỉ số khác được Cục dự trữ liên bang (Fed) gọi là chỉ số “các đối tác thương mại quan trọng”, đồng USD chỉ tăng 7% trong cùng giai đoạn trên. “Đó là một mức tăng mạnh, nhưng nếu nhìn vào các số liệu trong lịch sử thì đó là mức tăng không đáng chú ý,” Sharif cho biết.
Vậy đâu là lời giải thích cho chuyện giá cả các mặt hàng nhập khẩu giảm mạnh trong thời gian gần đây?
Theo dữ liệu mới nhất của Bộ lao động Mỹ, giá các mặt hàng nhập khẩu đã giảm 5,5% tính theo cùng kì năm ngoái, và ngay cả khi trừ mặt hàng xăng dầu ra, giá hàng nhập khẩu vẫn không tăng trong suốt cả năm qua.
Sharif cho rằng đây là xu hướng mang tính chất ổn định, giống như đối với tivi và điện thoại. Chẳng hạn như mỗi tháng giá thành sản xuất tivi và các thiết bị đều giảm giá trong 75% thời gian từ năm 1994 đến nay.
Giá quần áo cũng giảm trong thời gian gần đây. Nhưng Sharif cho rằng những đợt giảm đó là do các cửa hàng khuyến mại, bán hạ giá, chứ không phải do đồng USD, vì chi phí quần áo nhập khẩu và vải cotton tăng.
Phân tích trên mở ra những gợi ý quan trọng dành cho vấn đề lãi suất. Điều quan trọng nhất là sức mạnh của đồng USD đang không thật sự “chảy” vào giá cả tiêu dùng, nghĩa là các quan chức của Fed có thể có thêm niềm tin rằng lạm phát cơ bản sẽ vẫn duy trì ở mức ổn định, khiến Fed sẽ có sự tự tin để bắt đầu dỡ bỏ lãi suất vào cuối năm nay, như lời của Sharif.
>>> Đồng USD mạnh chưa từng có
Lê Thanh Hải