Ý tưởng về đồng hồ nợ cho từng quốc gia không mới đối với
những ai đã từng đến Quảng trường Thời đại nơi con số nợ công của Mỹ được công
bố.
Đồng hồ nợ của Economist công bố con số nợ của tất cả các
nước trên thế giới tính theo giá trị USD.
Điều đó có quan trọng không? Sau cùng, chính phủ các nước
trên thế giới nợ tiền chính người dân của họ chứ không phải người sao Hỏa. Thế
nhưng con số tổng rất quan trọng bởi 2 lý do.
Biểu đồ nợ của toàn thế giới, những nước có màu đỏ nợ nhiều nhất. Bên phải là so sánh nợ của Mỹ, Đức và Trung Quốc
Thứ nhất, khi nợ tăng vượt tổng sản lượng của nền kinh tế,
nợ cao sẽ buộc chính phủ can thiệp nhiều hơn vào nền kinh tế và người dân sẽ
phải đóng thuế cao hơn trong tương lai.
Thứ hai, điều đó đóng vai trò phép thử quan trọng đối với
từng chính phủ. Nếu không vượt qua được, giống như chính phủ Hy Lạp vào đầu năm
2010, nước đó có thể lâm vào khủng hoảng.
Tổng nợ của thế giới tính đến 8h rưỡi sáng ngày 08/10/2010 (theo giờ Việt Nam)
Vì thế khi nợ chính phủ tăng cao hơn, rủi ro khủng hoảng tài
khóa lớn hơn và ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng đó ngày một tồi tệ hơn.
Đây là con số nợ của Việt Nam theo tính toán của Economist, nợ của Việt Nam tương đương 51,7% GDP Xem chi tiết nợ của từng nước trên thế giới tại đây (Zoom và di chuột vào từng nước, con số nợ chi tiết sẽ hiện ra)
Ngọc Diệp
Theo Economist
ngocdiep