Forbes công bố danh sách các công ty niêm yết lớn nhất thế giới
Trong bảng xếp hạng năm nay, lần đầu tiên 4 vị trí dẫn đầu thuộc về 4 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc.
- 20-06-2014Những công ty lớn nhất ở từng bang của Mỹ
- 26-01-2013Apple không còn là công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới
- 25-07-2012Các công ty lớn nhất thế giới tiết lộ bức tranh kinh tế toàn cầu
Nội dung nổi bật:
- Năm nay, danh sách Global 2000 của Forbes gồm các công ty đến từ 61 quốc gia khác nhau với tổng doanh thu đạt 39.000 tỷ USD, lợi nhuận đạt 3.000 tỷ USD, tổng tài sản trị giá 162.000 tỷ USD và giá trị vốn hóa đạt 48.000 tỷ USD.
- Bảng xếp hạng thường niên lần thứ 13 của Forbes ghi nhận sự thống trị của các công ty Mỹ và Trung Quốc.
Forbes Global 2000 là danh sách các công ty niêm yết lớn nhất và hùng mạnh nhất trên thế giới được tạp chí danh tiếng Forbes tính toán dựa trên các chỉ số bao gồm doanh thu, lợi nhuận, tài sản và giá trị thị trường.
Năm nay, danh sách Global 2000 của Forbes gồm các công ty đến từ 61 quốc gia khác nhau với tổng doanh thu đạt 39.000 tỷ USD, lợi nhuận đạt 3.000 tỷ USD, tổng tài sản trị giá 162.000 tỷ USD và giá trị vốn hóa đạt 48.000 tỷ USD. Nhờ TTCK tăng điểm mạnh mẽ, tổng giá trị vốn hóa của nhóm này tăng trưởng 9% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là chỉ số tăng trưởng tốt nhất.
Trong bảng xếp hạng năm nay, lần đầu tiên 4 vị trí dẫn đầu thuộc về 4 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc. Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) đã dẫn đầu 3 năm liên tiếp, trong khi thứ hạng của Bank of China vượt qua JPMorgan Chase để tiến từ vị trí số 5 lên số 4. Berkshire Hathaway xếp ở vị trí số 5 và đế chế của Warren Buffet trở thành công ty lớn nhất ở Mỹ.
Bảng xếp hạng thường niên lần thứ 13 của Forbes ghi nhận sự thống trị của các công ty Mỹ và Trung Quốc. Đây là năm thứ hai liên tiếp hai quốc gia này chiếm trọn 10 vị trí đầu tiên. Ngoài ra có tới 579 công ty Mỹ xuất hiện trong bảng xếp hạng. Trung Quốc (tính cả Hồng Kông) chỉ có 232 công ty nhưng là quốc gia có số công ty tăng mạnh nhất và đây cũng là năm đầu tiên Trung Quốc vượt qua Nhật Bản.
Với 218 công ty, Nhật Bản về thứ ba. Trong khi nước Anh giữ được vị trí số 4 với 95 công ty, toàn châu Âu chỉ có 486 công ty, ít hơn châu Á (691 công ty) và Bắc Mỹ (645 công ty). Trong đó Pháp rời khỏi top 5, nhường vị trí này cho Hàn Quốc.
Trong danh sách năm nay xuất hiện 200 cái tên hoàn toàn mới. Một số là những cái tên quen thuộc với các hộ gia đình như Expedia, nhà phát hành games Electronic Arts hay công ty cung cấp các mặt hàng trang sức xa xỉ Tiffany & Co. Một số khác được điều hành bởi những người giàu nhất thế giới như Amorepacific (thuộc về người giàu thứ hai ở Hàn Quốc), công ty bất động sản Đại Liên Wanda của tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Vương Lập Quân.
Nhờ TTCK tăng trưởng tốt và nhu cầu khá lớn của nhà đầu tư, hoạt động IPO đã diễn ra sôi nổi trên toàn cầu và bổ sung thêm hơn 20 cái tên mới vào danh sách. Đặc biệt, các công ty châu Á mà điển hình là Alibaba đã dẫn đầu cuộc đua tăng vốn.
Quá trình thanh lọc của các ngành từ viễn thông tới dược phẩm trên toàn cầu đã tạo nên các giao dịch M&A có tổng giá trị 3.800 tỷ USD trong 12 tháng vừa qua, cao nhất kể từ năm 2008. Rất nhiều công ty trong bảng xếp hạng Global 2000 đã góp phần tạo nên xu hướng này. Có thể kể đến một số cái tên như công ty dược Actavis (tăng 250 bậc sau khi mua lại Allergan), Kraft Foods, O2.
Các công ty có đà tăng trưởng ấn tượng nhất là Facebook (tăng hơn 200 bậc), American Airlines (tăng 500 bậc nhờ giá dầu giảm), Starbuck hay Monster Beverage.
Petrobras - tập đoàn dầu mỏ khổng lồ đến từ Brazil – bị tụt 400 bậc sau khi trải qua nhiều bê bối tham nhũng và kế toán.
Xét theo nhóm ngành, tài chính ngân hàng tiếp tục thống trị bảng xếp hạng với 434 công ty. Tiếp theo là các nhóm dầu khí, xây dựng và điện nước.
Thu Hương