MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

G20: Các ngân hàng lớn sẽ phải tăng lượng trái phiếu nắm giữ

10-11-2014 - 17:32 PM | Tài chính quốc tế

Theo đề xuất của cơ quan quản lý toàn cầu, để cứu hệ thống ngân hàng khỏi nguy cơ sụp đổ, các ngân hàng lớn trên thế giới nên phát hành trái phiếu thay vì các gói cứu trợ tài chính của Chính phủ.

Dự thảo yêu cầu các ngân hàng lớn nhất thế giới phải nắm giữ trái phiếu để làm "đệm chống sốc" trong trường hợp sụp đổ để không phải nhận gói cứu trợ từ chính phủ là đề xuất mới nhất trong nỗ lực của các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới nhằm thực hiện chương trình cải cách hệ thống ngân hàng sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2007-2009 buộc người nộp thuế phải "chịu đạn" thay cho các ngân hàng. 

Theo đề xuất của Hội đồng bình ổn tài chính quốc tế (FSB) bao gồm các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế thuộc nhóm G20, kể từ tháng 1/2019, các ngân hàng toàn cầu như Goldman Sachs hay HSBC nên nắm giữ một lượng trái phiếu hoặc các loại chứng khoán khác có giá trị tương đương từ 16-20% tổng tài sản đã điều chỉnh theo rủi ro. Khi ngân hàng gặp rắc rối, số trái phiếu này sẽ được chuyển thành vốn để các ngân hàng tự cứu lấy mình.  

Dự kiến giải pháp sẽ được các nhà lãnh đạo của nhóm G20 thảo luận và thông qua vào tuần này tại Australia và sau đó được công bố rộng rãi để lấy ý kiến cho tới ngày 2/2/2015. Trước đó, Chủ tịch của FSB và Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh - Mark Carney cho biết điều kiện nói trên sẽ được các ngân hàng hoàn thành vào năm tới và đánh dấu bước ngoặt lớn chấm dứt tình trạng các ngân hàng "quá lớn để sụp đổ" như trong quá khứ.

Quy định mới sẽ áp dụng cho khoảng 30 ngân hàng mà FSB đánh giá là những ngân hàng quan trọng đối với hệ thống tài chính toàn cầu. Ở giai đoạn đầu sẽ không tính đến các ngân hàng thuộc các nền kinh tế mới nổi.

Trong một bài phát biểu mới đây, Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh - Mark Carney cho biết “Khi đi vào thực hiện, các giải pháp này hứa hẹn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các ngân hàng lớn trên toàn cầu thoát ra khỏi tình trạng khó khăn mà không cần đến trợ cấp của nhà nước, cũng như không bị đe dọa nguy cơ ngừng hoạt động hoặc phá sản”.

Trong một thông báo mới đây, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch nhận định “Chúng tôi tin rằng đây sẽ là một thách thức lớn với châu Âu hơn là Mỹ”. 

"G20 thảo luận dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Nga"

Nguyệt Quế

huongtt

Reuters

Trở lên trên