MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giới trẻ Trung Quốc chuộng làm cho công ty nội

21-06-2014 - 18:21 PM | Tài chính quốc tế

Đối với một bộ phận trong giới trẻ Trung Quốc, khao khát làm việc cho các công ty nước ngoài – vốn từng được coi là cánh cửa để đến với những cơ hội tốt hơn – đang dần tắt.

Mo Zilu, 24 tuổi và sẽ tốt nghiệp ĐH Công nghệ Chiết Giang trong năm nay – là một ví dụ. “Trong quá khứ, công việc trong mơ là một chỗ đứng tại công ty nước ngoài với tương lai sáng lạng hơn và mức lương cao hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh các công ty Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, cách biệt về lương không phải là quá lớn”. Là cử nhân công nghệ thông tin và khoa học máy tính, anh có ước mơ làm việc cho Huawei Technologies.

Wu Danni, người vừa tốt nghiệp từ ĐH Thanh Hoa cũng cho biết cô không coi làm việc cho doanh nghiệp Trung Quốc là tệ hơn so với doanh nghiệp nước ngoài. 

 “Các công ty trong nước ngày càng được ưa chuộng bởi phát triển khá tốt và vẫn còn “room” để tăng trưởng. Nhân viên cũng có cơ hội được đào tạo ở nước ngoài”, chàng trai 25 tuổi nói.

Các chuyên gia tuyển dụng cho biết nguyên chính là các công ty Trung Quóc ngày càng thu hẹp khoảng cách với các doanh nghiệp nước ngoài, xét về khía cạnh đào tạo và thù lao.

Raymond Wong – tổng giám đốc tại Hudson ICT China – cho rằng có rất nhiều lý do, trong đó có việc các doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng tuyển dụng những ứng viên có trình độ cao. Họ cũng quan tâm đến người lao động nhiều hơn. 

Kết quả khảo sát thực hiện trên 51.000 sinh viên mới tốt nghiệp từ 100 trường đại học ở Trung Quốc cho thấy tỷ lệ sinh viên chọn công ty nước ngoài đã giảm 17% so với năm 2013.

Các chuyên gia cũng lưu ý rằng xu hướng đặc biệt đúng với một số ngành như công nghệ thông tin và internet, cụ thể hơn là những công ty có thị phần lớn như Lenovo, Tencent, Alibaba và Baidu. Đối với một số ngành khác như ngân hàng và năng lượng, các doanh nghiệp nhà nước là lựa chọn số 1. 

Cũng theo khảo sát trên, Bank of China vẫn là nhà tuyển dụng lý tưởng nhất, theo sau đó là Ngân hàng Công thương Trung Quốc và ngân hàng Citi. 

Huawei là lựa chọn hàng đầu cho các sinh viên ngành theo ngành kỹ thuật. 

Theo CCTV, Trung Quốc sẽ có số sinh viên tốt nghiệp đại học ở mức kỷ lục 7,27 triệu trong năm 2014. Do nền kinh tế suy giảm, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã kêu gọi phải tạo ra 10 triệu việc làm mới ở thành thị trong năm 2014. Tuy nhiên, điều này không làm an tâm những người trẻ tuổi sắp gia nhập thị trường lao động. 

Khảo sát trên cho thấy các sinh viên đã giảm 3% mức lương kỳ vọng, xuống còn 6.454 nhân dân tệ (tương đương 1.036 USD) cho mỗi tháng. 

Những người mà CNBC dẫn ra một lý do khác để lo lắng: chế độ đăng ký hộ khẩu. Vốn được triển khai nhằm kiểm soát xu hướng di cư của người dân, giờ đây hộ khẩu lại trở thành rào cản lớn nhất cho quá trình đô thị hóa. Hàng triệu lao động nhập cư sống ở thành thị bị từ chối cung cấp những quyền lợi cơ bản như giáo dục và y tế.

Wu Danni  cho biết hộ khẩu đóng vai trò quan trọng khi tìm việc. Đối với những cơ quan nhà nước, cơ hội sẽ lớn hơn nếu có hộ khẩu Bắc Kinh. 

Một số người cũng chọn mức lương thấp hơn và có hộ khẩu thay vì mức lương cao hơn mà không có hộ khẩu. Nguyên nhân là do hộ khẩu sẽ ảnh hưởng đến các kế hoạch trong tương lai như mua nhà, mua xe, chọn trường học cho con cái. 

Tin tốt lành là trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đang dần dần nới lỏng chế độ cấp hộ khẩu. Số lượng trường tư thục và trưởng quốc tế tăng lên cũng khiến cuộc sống dễ chịu hơn. Nhiều công ty cũng đã đưa ra những chính sách giúp người tài ổn định cuộc sống ở nơi đất khách. 


Thu Hương

huongnt

CNBC

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên