"Hiệu ứng Snowden" - đòn đau giáng vào ngoại giao Mỹ
Các bí mật mà cựu nhà thầu NSA Edward Snowden mang theo người khi rời khỏi nước Mỹ đang gây ra những cơn thịnh nộ trên khắp thế giới.
- 25-10-2013Mỹ nghe lén điện thoại của 35 nguyên thủ quốc gia
- 28-10-2013Tổng thống Obama “nên ngừng xin lỗi”
Tuy nhiên, rốt cuộc sự kiện đó đã bị hủy - không phải bởi bất kỳ ảnh hưởng nào còn tiếp tục sau khi chính phủ bị đóng cửa một phần, cũng chẳng phải vì Tổng thống Barrack Obama phải đi công tác đột xuất.
Thay vào đó, vị khách VIP kia thông báo hồi tháng trước rằng bà sẽ không tới dự. Tổng thống Brazil Dilma Rousseff cảm thấy phiền lòng vì các liên lạc của cá nhân bà bị tình báo Mỹ "xía mũi" vào. Và bằng cách hủy chuyến thăm cấp quốc gia, Tổng thống Rousseff đã thẳng thừng thể hiện một sự phản đối không chỉ mang tính cá nhân mà cả mang tính quốc gia.
Thủ tướng Đức Angela Merkel không vui vì bị tình báo Mỹ nghe lén điện thoại. |
Trước đó cùng ngày, thay vì chuẩn bị tiếp đón một trong những đồng minh của Mỹ tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama lại phải nghe những lời trách cứ từ một người khác. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã gọi đến để than phiền rằng điện thoại cá nhân của bà bị nghe lén.
Phát ngôn viên của ông Obama khẳng định với báo chí rằng Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) "không đang theo dõi và sẽ không theo dõi" điện thoại của bà Merkel. Tuy nhiên, ông không thể nói với nhà lãnh đạo Đức rằng NSA không nghe lén các cuộc gọi của bà trước kia.
(Xem thêm: Mỹ nghe lén điện thoại của bà Merkel từ năm 2002)
Việc người phát ngôn này không thể nói đến thì quá khứ chẳng khác nào một sự thừa nhận rằng NSA đã làm điều sai trái đúng như bị cáo buộc.
"Hiệu ứng Snowden" đã tạo ra một phản ứng ngoại giao thậm chí còn dữ dội hơn. Các bí mật mà cựu nhà thầu NSA Edward Snowden mang theo người khi rời khỏi nước Mỹ đang gây ra những cơn thịnh nộ trên khắp thế giới.
Hôm 21/10, chính Tổng thống Pháp Francois Hollande đã than phiền với ông Obama về hoạt động do thám rộng khắp mà NSA được cho là đã thực hiện nhằm vào các quan chức chính trị và kinh doanh ở Pháp.
Mexico cũng bực mình vì Tổng thống của họ, Enrique Pena Nieto, và người tiền nhiệm Felipe Calderon của ông cũng bị do thám. Washington còn bị buộc tội nghe trộm Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu.
Theo các cáo buộc mới nhất được đăng trên tạp chí Anh Guardian, các cuộc gọi điện thoại của 35 nhà lãnh đạo thế giới đã bị theo dõi.
Và khi danh sách những nước bạn bè khó chịu tăng theo thời gian thì hiệu ứng Snowden không chỉ làm phức tạp mà còn làm gây hại nghiêm trọng cho ngoại giao Mỹ.
Khi Ngoại trưởng John Kerry đặt chân xuống Paris tuần này, ông đã phải hứng chịu các cáo buộc do thám được đăng trên báo Le Monde buổi sáng hôm đó. Cùng ngày Thủ tướng Angela Merkel phản đối nhà lãnh đạo Mỹ thì hai quan chức cấp cao trong chính quyền Obama đang ở Berlin để bàn thảo về một thỏa thuận thương mại xuyên Đại Tây Dương mới được ca ngợi thuộc loại lớn nhất trong lịch sử.
Tổng thống Barack Obama đang có rất nhiều điều cần phải giải thích. |
Đối với chính quyền Obama, đó không đơn thuần là một vụ chỉ cần dàn xếp một số điểm bất ổn nào đó, mà nó đòi hỏi mỗi ngày đều phải dập tắt những đám cháy ngoại giao. Và dường như thiệt hại mà nó gây ra ngày càng lớn.
Xét về tác động đối với mối quan hệ cá nhân giữa Barack Obama và Angela Merkel mà đến nay vốn vẫn thân thiết, tại một hội nghị của EU ở Brussels, nữ Thủ tướng Đức nhấn mạnh: "Lòng tin giờ đây sẽ phải được xây dựng lại".
Không chỉ những tiết lộ về NSA ảnh hưởng đến ngoại giao Mỹ. Tuần này, Ngoại trưởng John Kerry đã phải ra sức xoa dịu lo ngại của Israel về sự cởi mở của Washington trước những cử chỉ thiện chí của Tổng thống Israel Hassan Rouhani thời gian gần đây.
Ảrập Xêút, một đồng minh chiến lược chính của Mỹ ở Trung Đông, cũng khó chịu khi Washington niềm nở với Tehran.
Tiếp sức cho nỗi tức giận ấy là những gì Hoàng thân Turki al-Faisal, một thành viên của Hoàng gia và là cựu Giám đốc Tình báo quốc gia, trong tuần này mô tả về chính sách "thảm hại" của chính quyền Obama đối với Syria.
Quyết định mới đây của Riyadh không đảm nhận vị trí của mình tại Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc là nhằm gửi một thông điệp tới Mỹ, trong khi Jordan và UAE đều có những nghi ngại tương tự về việc Obama quyết định không can thiệp mạnh tay hơn vào cuộc nội chiến Syria.
Không chỉ có vậy, Mỹ hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề do chính nước này tạo ra. Chưa đầy 2 năm sau khi thông báo chủ trương "xoay trục sang châu Á", việc chính phủ Mỹ đóng cửa đã khiến Obama không thể tham dự cuộc gặp hàng năm quan trọng của các nhà lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương. Nhờ vậy mà Trung Quốc đã kịp thời nắm lấy cơ hội ở trung tâm sân khấu.
(Xem thêm: Chính phủ Mỹ đóng cửa, nước hưởng lợi là Trung Quốc)
Rõ ràng những bê bối liên quan đến NSA là cú giáng làm bẽ mặt một vị Tổng thống đã bước vào Nhà Trắng năm 2009 với quyết tâm chỉnh sửa các mối quan hệ trầy xước với một số đồng minh lâu năm của Mỹ, chẳng hạn như Pháp, và khôi phục vị thế của siêu cường này trên trường quốc tế.