MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hồi kết của cuộc chiến giữa Puma và Adidas

12-01-2015 - 14:53 PM | Tài chính quốc tế

Trong gần 70 năm qua, người dân ở Herzogenaurach, Đức, đã và đang sống trong cuộc nội chiến giữa thương hiệu giày Adidas và Puma. Nhưng hòa bình đang nằm trong tầm tay.

Tại thị trấn yên bình này, kinh doanh không đơn thuần là kinh doanh, đó còn mối hận thù trong chính gia tộc về những đôi giày thể thao.

Herzogenaurach không có nhà ga nào nhưng lại có đến 2 đội bóng với sự cạnh tranh cả về thương hiệu họ sử dụng và thể thao ngày càng khốc liệt: đội ASV đi Adidas và đội FC đi Puma.

Trong gần 70 năm, người dân ở phía nam con sông sử dụng giày Adidas với logo 3 đường sọc, hòa cùng dòng người mang giày Adidas trên từng hàng bánh, từng hàng thịt nơi không một ai đi giày Puma dám bén mảng tới.

Người dân ở phía Bắc con sông cũng có cách cư xử tương tự, nhưng lòng trung thành của họ hướng tới Puma. Herzogenaurach trở nên nổi tiếng với cái tên “thành phố cổ cong” khi mà bất kì ai cũng hướng cái nhìn đầu tiên của mình đến đối giày của đối phương.

Thị trấn Herzogenaurach là quê hương của cả hai thương hiệu giày thể thao nổi tiếng Adidas và Puma
Thị trấn Herzogenaurach là quê hương của cả hai thương hiệu giày thể thao nổi tiếng Adidas và Puma

Không ai biết chính xác nguyên nhân gây ra mâu thuẫn cho anh em nhà Adolf và Rudolf khi thế chiến thứ II kết thúc nhưng cho dù đó có là gì đi chăng nữa, mâu thuẫn giữa họ đã khiến việc kinh doanh giày của gia đình bị tách làm đôi. Cả thị trấn cũng bị tách làm đôi. Đến tận bây giờ, thị trưởng German Hacker còn luôn phải chú ý duy trì sự cân bằng trong tủ giày của mình. Khi Frank Dassler, cháu trai của Rudolf, người sáng lập Puma, gia nhập Adidas một thập kỉ trước, mọi đồng nghiệp đều ghẻ lạnh ông.

Nhưng hiện tại cục diện đã thay đổi, tia hi vọng về hòa bình đang le lói.

Hè năm ngoái, cư dân Herzogenaurach và các cầu thủ của ông huấn luyện viên trưởng Ralph Kittler khá sốc khi cấp trên của ông ra chỉ thị hỏi ý kiến các bậc phụ huynh cho 2 đội bóng luyện tập cùng nhau.

Ông Kittler trở thành người mộ Puma những năm 1980. Nhớ lại những lần ngồi trên xe buýt đến trường, mỗi lần đi qua “đại bản doanh” của mỗi đội là mỗi lần tiếng hò reo vỡ òa. Khi đó, luyện tập chung là điều không tưởng và ông thực sự sợ hãi viễn cảnh của lời đề nghị ông nhận được năm 2014.

“Tôi e rằng cha mẹ chúng sẽ từ chối. Đồng phục là một vấn đề quan trọng. Ôi, Puma hay Adidas? Chúng ta sẽ gặp rắc rối lớn nếu chỉ chọn một bên.”

Một vài người lớn tuổi trong thị trấn không đồng tình. Helmut Fischer, nguyên giám đốc marketing 65 tuổi đời với 38 năm tuổi Puma, cảnh báo bạn bè phải đủ sáng suốt để không mặc thời trang 3 kẻ sọc bất kì nơi nào gần mình. Ông có 3 hình xăm dấu chân báo sư tử trên lưng và 1 hình ở chân trái, thậm chí còn có 1 hình xăm nhãn quần áo Puma trên cổ.

Dạo phố trong trang phục Puma từ đầu (kính mắt) đến chân (giày), ông Fischer không thể không chào hỏi mọi người với ánh mắt đầu tiên ở đôi giày họ đi.

Trong câu chuyện của ông Fischer, tiểu thuyết về Adidas được viết nên bởi Shakespear. Một lần, một nam thanh niên làm việc ở Adidas đem lòng yêu thương con gái của một giám đốc cấp cao của Puma. Cuộc hôn nhân buộc anh phải lựa chọn: cô gái hay công việc. Cuối cùng, sự lựa chọn tình yêu khiến chàng trai Adidas si tình và bố anh phải dời sang Puma.

Ông Fischer thở dài khi nghĩ đến chuyện này: “Người cha không bao giờ hồi phục được. Đây không đơn thuần là việc chuyển nơi làm việc. Bạn không thể “điều hướng” trái tim mình dễ như thế được.”

Trong ngôi nhà thời thơ ấu của Frank Dassler, cháu trai của Rudolf, những vị khách đến trong đôi giày Adidas ngay lập tức được điều chỉnh lại cho đúng giày. “Tôi lớn lên trong gia đình nơi mà biểu tượng 3 sọc chưa từng được cho phép.” Frank nhớ lại.

Trước khi nhận được lời đề nghị từ Adidas, ông không hề nói chuyện với người anh em mình bên kia sông, họ coi nhau như người xa lạ.

Ngày nay, ban điều hành Adidas và Puma nói rằng chiến tranh đã lùi vào lịch sử. Thị trưởng Hacker cũng cho rằng cay đắng đã tan biến với sự kiện đánh dấu sự thiện chí vào năm 2009, lần đầu tiên hai công ty chơi một trận bóng đá với hai đội trộn lẫn. Ông Hacker cũng tham dự cuộc vui này với một đôi giày đặc biệt - mỗi chiếc giày mang một thương hiệu khác nhau.

Khi có dịp, ông cũng phải cố gắng lựa chọn trang phục thay đổi giữa Adidas và Puma.

Huấn luyện viên trưởng Kittler thở phào khi các bậc phụ huynh trong thị trấn đồng ý và cho rằng pháo đài cuối cùng đã sụp đổ.

Các cầu thủ trẻ thường không mấy quan tâm liệu họ đang mặc Puma hay Adidas. “Là một phần của thế hệ trẻ, thật may mắn khi thế hệ trẻ không còn thù hằn như xưa”.

Ông Fischer, người mộ Puma với những hình xăm, cho hay hòa bình đã thực sự đến với Herzogenaurach nhưng hơi muộn. Puma và Adidas quá mải mê trong trận chiến những năm cuối 1970 để rồi quên mất người Mỹ khổng lồ Nike Inc. đang bành trướng khắp thế giới: “Chúng ta phải cùng nhau chống lại Nike.”

Đứng trước đài phun nước mô tả di sản làm giày của Herzogenaurach ở trung tâm thị trấn, ông nói: “Đài phun nước được xây dựng năm 2008, biểu tượng cho sự hòa bình. Đây là tượng điêu khắc lũ trẻ chơi kéo co với một bên đi giày Adidas, một bên đi Puma. Ai ai cũng nghĩ rằng chúng ta giờ là bè bạn, nhưng tôi biết tác giả của tác phẩm này và đoan chắc lũ trẻ Puma có nhiều dây thừng ở bên đó hơn, nghĩa là chúng sẽ thắng.”

Thanh Trà

Thu Hương

Wall Street Journal

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên