Hy vọng Trung Quốc cải tổ ngành tài chính tắt dần
Nguy cơ khủng hoảng kinh tế Trung Quốc trong tương lai đang trở nên lớn hơn.
- 09-01-2012Thặng dư thương mại Trung Quốc năm 2012 sẽ thấp nhất trong 8 năm
- 09-01-2012TTCK Trung Quốc có biến động bất thường trong năm 2012?
- 09-01-2012Trung Quốc bơm mạnh tiền cứu kinh tế
- 06-01-2012Thị trường bất động sản Trung Quốc xuống dốc ngày một nhanh
Dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang mất dần sự quan tâm đối với cải tổ trong ngành tài chính không khỏi khiến người ta lo ngại về khả năng kinh tế Trung Quốc đang trong xu thế tăng trưởng kém cân bằng, khủng hoảng kinh tế trong tương lai có thể xảy ra.
Kinh tế Trung Quốc cho đến nay lên mạnh nhờ đầu tư và xuất khẩu, tuy nhiên 2 động lực tăng trưởng này dường như đang yếu dần. Các chuyên gia phân tích chỉ ra cải tổ trong lĩnh vực tài chính đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc giúp các hộ gia đình có thêm được tài sản và giúp tăng tiêu dùng.
Thiệt hại của một lĩnh vực tài chính không được cải tổ đang tăng lên, có thể thấy từ các khoản nợ lớn phát sinh trong thời kỳ kích cầu kinh tế năm 2009 – 2010. Các khoản nợ này đang bắt đầu đến thời kỳ đáo hạn.
Tuy nhiên trong buổi họp mới nhất của ngành tài chính Trung Quốc, nơi các nhà điều tiết thị trường và hoạch định chính sách nhóm họp 5 năm/lần, đã không có nhiều biện pháp mới được đưa ra. Trong khi đó chính các buổi họp này trước đây đã từng đưa ra nhiều biện pháp đặt nền móng cho sự cải tổ hiện tại. Tại buổi họp vừa qua, phần lớn toàn các tuyên bố cũ được đưa ra.
Đáng lo ngại hơn, các quan sát viên khẳng định việc hội nghị mới đây không đưa ra được bước tiến chính sách nào mới cho thấy quá trình đổi mới của Trung Quốc đang tạm chững lại. Thay vào đó, lãnh đạo Trung Quốc dường như muốn tránh quyết định mà dù cứng rắn trong ngắn hạn, cần thiết để vực dậy kinh tế trong dài hạn.
Các chuyên gia phân tích đã kỳ vọng chính phủ Trung Quốc đưa ra quyết định mới để cải tổ 3 lĩnh vực quan trọng: tự do hóa lãi suất, linh hoạt tỷ giá đồng tiền và phát triển thị trường trái phiếu.
Đối với thị trường trái phiếu, các nhà lãnh đạo đã đồng thuận về một thị trường trái phiếu thông nhất, chuẩn hóa. Hiện nay thị trường trái phiếu chịu sự quản lý của tận 5 cơ quan và vì vậy sự phát triển có phần nào bị hạn chế.
Minh Ngọc