MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Internet và doanh nghiệp châu Á

06-06-2014 - 13:30 PM | Tài chính quốc tế

Doanh nghiệp châu Á đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức dành cho họ cũng không hề nhỏ.

Doanh nghiệp Internet ở châu Á

Các doanh nghiệp châu Á đang hoạt động rất tích cực trong ngành Internet, một phần nhờ vào việc “gã khổng lồ” thương mại điện tử Alibaba chuẩn bị niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Mỹ. Vụ IPO của Alibaba khuyến khích một số công ty khác của Trung Quốc lên sàn. 

Internet phát triển ở châu Á theo một cách riêng biệt, khác với mô hình châu Âu. Mảng bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc có thể vượt Mỹ trong năm nay, trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc hiện đã là thị trường bán lẻ trực tuyến lớn thứ 3 và thứ 6 thế giới (theo nghiên cứu của McKinsey).

Châu Á cũng có những “gã khổng lồ” trong ngành Internet, với các công ty niêm yết có tổng giá trị vốn hóa gần 300 tỷ USD. Nhật Bản có tập đoàn siêu thị Rakuten và công ty điện thoại Softbank. Ở Hàn Quốc, Naver là công cụ tìm kiếm chiếm ưu thế chứ không phải Google. Ở châu Á, sàn giao dịch thương mại điện tử – nơi các thương nhân tương tác với khách hàng – đóng vai trò quan trọng hơn ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, chiếm đến 90% doanh số bán lẻ trực tuyến ở Trung Quốc trong khi ở Mỹ tỷ lệ chỉ là 24%. 

Ở châu Á, những công ty trực tuyến lớn nhất không cần đến hiện diện ngoài đời thực. Trong khi đó, 7 trong số 10 nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất ở Mỹ là những doanh nghiệp truyền thống như Sears và Walmart. Ở Nhật Bản, chỉ 1 trong số top 10 là doanh nghiệp truyền thống. 

Nhìn chung, các doanh nghiệp Internet lớn ở châu Á có ít mối quan hệ với các mô hình kinh doanh truyền thống hơn so với các đối thủ châu Âu. Điều này có nghĩa là các trang web sẽ là mối đe dọa lớn hơn đối với các doanh nghiệp truyền thống so với ở phương Tây. 

Theo Hiroshi Mikitani – ông chủ của Rakuten, thế giới sẽ chứng kiến sự chuyển biến rất lớn lao trong thời gian tới. Ví dụ, các loại tiền tệ truyền thống sẽ dần biến mất. 
Các công ty Internet ở thị trường mới nổi châu Á đang tạo nên những phần hoàn toàn mới trong nền kinh tế, hoặc thay thế những phần chưa được cải cách. Flipkart – một trong những “ngôi sao Internet” của Ấn Độ - đang xây dựng một hệ thống hậu cần mang tầm cỡ quốc gia. 

Bao Fan, người đứng đầu China Renaissance (một ngân hàng đầu tư làm việc với các công ty công nghệ ở đại lục) cho biết giới trẻ Trung Quốc thường bỏ qua truyền hình và tìm đến các trang video. Do có ít cơ hội tiếp cận với những loại hình giải trí truyền thống như hòa nhạc hay thể thao, giới trẻ Trung Quốc nghiện các trò chơi trực tuyến. 

Có thể rút ra kết luận trong dài hạn, các công ty internet “thuần túy” sẽ kiểm soát “miếng bánh” lớn hơn trong các nền kinh tế châu Á so với ở các nước phát triển. 

Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn những dấu hỏi. Câu hỏi đầu tiên là liệu có phải cuối cùng thì Ấn Độ và Indonesia sẽ phát triển những công ty Internet lớn của riêng họ. Cho tới nay, những dấu hiệu này vẫn chưa rõ ràng. Hiện có giá trị khoảng 2 tỷ USD, Flipkart - công ty Internet lớn nhất Ấn Độ - còn khá nhỏ bé nhưng đang đứng trước nhiều cơ hội lớn. 

Một câu hỏi khác là liệu một ngày nào đó châu Á có thể cạnh tranh với Mỹ hay không? Vẫn còn sớm để nghĩ đến điều này, nhưng Rakuten vừa mua Viber và SoftBank cũng thâu tóm hãng viễn thông của Mỹ. Alibaba không hề che giấu tham vọng vươn ra toàn cầu. 

Bao trùm các câu hỏi này là nỗi lo lắng về những căng thẳng mới nổi lên ở khu vực. Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ khiến các nhà đầu tư và doanh nghiệp lo lắng. Chiến tranh nổ ra giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ là “thảm họa” cho cả châu Á. 

Sau cuộc tranh cãi đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư năm 2012, Trung Quốc dấy lên làn sóng tẩy chay hàng hóa Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc đại lục giảm 1/5 so với năm trước đó. Giờ đây, mọi thứ đã yên bình hơn nhưng các doanh nghiệp Nhật Bản trở nên dè dặt hơn. Năm 2013, chỉ có 7% FDI của Nhật Bản chảy vào Trung Quốc (con số là 13% năm 2010). Thay vào đó, Nhật đổ nhiều tiền hơn và các nước Đông Nam Á (chủ yếu là Thái Lan và Indonesia). 

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của hầu hết các nước châu Á. Điều có thể thay đổi là sự trỗi dậy của nhân dân tệ với vai trò là loại tiền tệ của khu vực và toàn cầu. Hiện nay, đồng tiền này đang được dùng làm đồng tiền thanh toán cho 18% giao dịch của Trung Quốc. Đồng thời, đây là đồng tiền được sử dụng nhiều thứ 7 trên thế giới. Chắc chắn là vai trò của nhân dân tệ sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai.

Sự trỗi dậy của nhân dân tệ có thể được đẩy mạnh hơn nữa khi Mỹ siết chặt quy định đối với người nước ngoài thanh toán qua hệ thống tài chính của Mỹ. Để ngăn chặn tham nhũng, ngày càng nhiều các doanh nghiệp và ngân hàng châu Á cố gắng tránh giao dịch bằng USD. 

Theo Stuart Gulliver – chuyên gia đến từ ngân hàng toàn cầu HSBC, nếu Trung Quốc muốn các nước láng giềng sử dụng đồng nhân dân tệ, họ phải có mối quan hệ hòa hợp hơn. 
Các doanh nghiệp châu Á đang hoạt động rất tích cực trong ngành Internet, một phần nhờ vào việc “gã khổng lồ” thương mại điện tử Alibaba chuẩn bị niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Mỹ. Vụ IPO của Alibaba khuyến khích một số công ty khác của Trung Quốc lên sàn. 

Internet phát triển ở châu Á theo một cách riêng biệt, khác với mô hình châu Âu. Mảng bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc có thể vượt Mỹ trong năm nay, trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc hiện đã là thị trường bán lẻ trực tuyến lớn thứ 3 và thứ 6 thế giới (theo nghiên cứu của McKinsey).

Châu Á cũng có những “gã khổng lồ” trong ngành Internet, với các công ty niêm yết có tổng giá trị vốn hóa gần 300 tỷ USD. Nhật Bản có tập đoàn siêu thị Rakuten và công ty điện thoại Softbank. Ở Hàn Quốc, Naver là công cụ tìm kiếm chiếm ưu thế chứ không phải Google. Ở châu Á, sàn giao dịch thương mại điện tử – nơi các thương nhân tương tác với khách hàng – đóng vai trò quan trọng hơn ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, chiếm đến 90% doanh số bán lẻ trực tuyến ở Trung Quốc trong khi ở Mỹ tỷ lệ chỉ là 24%. 

Ở châu Á, những công ty trực tuyến lớn nhất không cần đến hiện diện ngoài đời thực. Trong khi đó, 7 trong số 10 nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất ở Mỹ là những doanh nghiệp truyền thống như Sears và Walmart. Ở Nhật Bản, chỉ 1 trong số top 10 là doanh nghiệp truyền thống. 

Nhìn chung, các doanh nghiệp Internet lớn ở châu Á có ít mối quan hệ với các mô hình kinh doanh truyền thống hơn so với các đối thủ châu Âu. Điều này có nghĩa là các trang web sẽ là mối đe dọa lớn hơn đối với các doanh nghiệp truyền thống so với ở phương Tây. 

Theo Hiroshi Mikitani – ông chủ của Rakuten, thế giới sẽ chứng kiến sự chuyển biến rất lớn lao trong thời gian tới. Ví dụ, các loại tiền tệ truyền thống sẽ dần biến mất. 
Các công ty Internet ở thị trường mới nổi châu Á đang tạo nên những phần hoàn toàn mới trong nền kinh tế, hoặc thay thế những phần chưa được cải cách. Flipkart – một trong những “ngôi sao Internet” của Ấn Độ - đang xây dựng một hệ thống hậu cần mang tầm cỡ quốc gia. 

Bao Fan, người đứng đầu China Renaissance (một ngân hàng đầu tư làm việc với các công ty công nghệ ở đại lục) cho biết giới trẻ Trung Quốc thường bỏ qua truyền hình và tìm đến các trang video. Do có ít cơ hội tiếp cận với những loại hình giải trí truyền thống như hòa nhạc hay thể thao, giới trẻ Trung Quốc nghiện các trò chơi trực tuyến. 

Có thể rút ra kết luận trong dài hạn, các công ty internet “thuần túy” sẽ kiểm soát “miếng bánh” lớn hơn trong các nền kinh tế châu Á so với ở các nước phát triển. 

Câu hỏi dành cho châu Á

Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn những dấu hỏi. Câu hỏi đầu tiên là liệu có phải cuối cùng thì Ấn Độ và Indonesia sẽ phát triển những công ty Internet lớn của riêng họ. Cho tới nay, những dấu hiệu này vẫn chưa rõ ràng. Hiện có giá trị khoảng 2 tỷ USD, Flipkart - công ty Internet lớn nhất Ấn Độ - còn khá nhỏ bé nhưng đang đứng trước nhiều cơ hội lớn. 

Một câu hỏi khác là liệu một ngày nào đó châu Á có thể cạnh tranh với Mỹ hay không? Vẫn còn sớm để nghĩ đến điều này, nhưng Rakuten vừa mua Viber và SoftBank cũng thâu tóm hãng viễn thông của Mỹ. Alibaba không hề che giấu tham vọng vươn ra toàn cầu. 

Bao trùm các câu hỏi này là nỗi lo lắng về những căng thẳng mới nổi lên ở khu vực. Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ khiến các nhà đầu tư và doanh nghiệp lo lắng. Chiến tranh nổ ra giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ là “thảm họa” cho cả châu Á. 

Sau cuộc tranh cãi đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư năm 2012, Trung Quốc dấy lên làn sóng tẩy chay hàng hóa Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc đại lục giảm 1/5 so với năm trước đó. Giờ đây, mọi thứ đã yên bình hơn nhưng các doanh nghiệp Nhật Bản trở nên dè dặt hơn. Năm 2013, chỉ có 7% FDI của Nhật Bản chảy vào Trung Quốc (con số là 13% năm 2010). Thay vào đó, Nhật đổ nhiều tiền hơn và các nước Đông Nam Á (chủ yếu là Thái Lan và Indonesia). 

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của hầu hết các nước châu Á. Điều có thể thay đổi là sự trỗi dậy của nhân dân tệ với vai trò là loại tiền tệ của khu vực và toàn cầu. Hiện nay, đồng tiền này đang được dùng làm đồng tiền thanh toán cho 18% giao dịch của Trung Quốc. Đồng thời, đây là đồng tiền được sử dụng nhiều thứ 7 trên thế giới. Chắc chắn là vai trò của nhân dân tệ sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai.

Sự trỗi dậy của nhân dân tệ có thể được đẩy mạnh hơn nữa khi Mỹ siết chặt quy định đối với người nước ngoài thanh toán qua hệ thống tài chính của Mỹ. Để ngăn chặn tham nhũng, ngày càng nhiều các doanh nghiệp và ngân hàng châu Á cố gắng tránh giao dịch bằng USD. 

Theo Stuart Gulliver – chuyên gia đến từ ngân hàng toàn cầu HSBC, nếu Trung Quốc muốn các nước láng giềng sử dụng đồng nhân dân tệ, họ phải có mối quan hệ hòa hợp hơn. 


Thu Hương

huongnt

Economist

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên