MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Italia và Hà Lan để mất vị trí trung tâm tài chính thế giới như thế nào? (P2)

19-12-2013 - 18:48 PM | Tài chính quốc tế

Có một điểm chung trong biến động lợi suất trái phiếu của các nước: vai trò của chính phủ.

Trong suốt 7 thế kỷ qua, trọng tâm của kinh tế thế giới đã dịch chuyển lần lượt từ Italia sang Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh và hiện nay là Mỹ. Với tình trạng nợ của chính phủ Mỹ ngày càng tăng, một số người đang bắt đầu tự hỏi liệu nước Mỹ có thể duy trì vị thế như hiện tại hay không. Trước khi nhận định về Mỹ, hãy xem xét trường hợp của Italia, Hà Lan và Anh trong quá khứ.

Lợi suất trái phiếu Italia

Do không có nhiều số liệu về thời kỳ trước năm 1700, dữ liệu về lợi suất trái phiếu Italia được lấy từ cuốn A History of Interest Rates (tạm dịch: Lịch sử lãi suất).

Trong suốt thời kỳ trung cổ, các chính phủ sử dụng thuế đánh vào giao dịch hàng hóa (ví dụ như muối) và các tập đoàn độc quyền  để trang trải các chi phí (trong thời bình). Tuy nhiên, họ cần nhiều tiền hơn khi chiến tranh nổ ra. Chính phủ cần phải tìm ra cách nào đó để buộc các thương nhân và tầng lớp quý tộc giao nộp nhiều tiền hơn để trang trải cho cuộc chiến. 


Genoa và Venice sử dụng “các khoản vay nợ bắt buộc” như là một cách để huy động tiền từ dân chúng. Hai thành phố này hợp nhất các khoản nợ và cho phép chủ nợ giao dịch chúng trên thị trường mở. Loại trái phiếu này không có thời gian đáo hạn, nhưng trong suốt thời bình, các chính phủ có thể sử dụng thặng dư ngân sách để hoàn trả các khoản nợ này. 

Các chính phủ có khả năng trả nợ trong thời bình có thể giành được niềm tin vào trái phiếu của họ và do đó có thể phát hành nhiều nợ hơn trong tương lai. Venice trở nên thịnh vượng và do đó cũng phát hành được nhiều nợ hơn. Venice và Genoa có thể vay tiền với lãi suất 5 – 10%, thấp hơn nhiều so với mức 10 – 15% của các vùng khác. 

Lợi suất trái phiếu Hà Lan

Vì trung tâm thương mại dịch chuyển từ vùng Địa Trung Hải sang Đại Tây Dương, trung tâm kinh tế thế giới cũng dịch chuyển. Tây Ban Nha, Pháp và Anh lần lượt vỡ nợ trong khi Hà Lan giành được độc lập từ Tây Ban Nha. Năm 1602 và năm 1621, Hà Lan thành lập công ty Đông Ấn và Tây Ấn Hà Lan. 

Hà Lan không phải trả tiền án phí đắt đỏ, giành độc lập cho quê nhà thay vì thực hiện chiến tranh ở nước ngoài, được hưởng lợi từ thương mại quốc tế và do đó tiết kiệm được nhiều tiên. Sở giao dịch Amsterdam không chỉ giao dịch cổ phiếu của Đông Ấn và Tây Ấn mà còn cả trái phiếu do chính phủ phát hành. 


Hầu hết các chứng khoán này có kỳ hạn 1 năm, được phát hành bởi các tỉnh thành. Đây cũng là điểm khác biệt giữa trái phiếu Hà Lan và trái phiếu Italia. Hệ thống tín dụng của Italia dựa trên một hệ thống ngân hàng tư nhân quốc tế. Các ngân hàng thương mại ở Địa Trung Hải cho địa phương vay tiền và biết được rủi ro. 

Ở bên ngoài các thành phố của Italia, khoản vay cho những người đứng đầu thường là các khoản vay cá nhân và rõ ràng là có rủi ro vỡ nợ. Vua Tây Ban Nha, Pháp và Anh đã vay tiền khi họ cần và vỡ nợ khi không thể trả tiền. Tuy nhiên, không có hệ thống nào cho phép rút tiền dựa trên tiền tiết kiệm của người dân. 

Ngược lại, Hà Lan đã phát triển hệ thống mà chính phủ có khả năng hoàn trả các khoản nợ đúng hạn. Chính phủ Hà Lan đã trả nợ đúng hạn và có rất ít rủi ro vỡ nợ. Vì rủi ro giảm xuống, lãi suất chỉ còn 4% - thấp nhất trong lịch sử và gần giống với mức hiện nay. 

Lợi suất trái phiếu Anh

Cuộc cách mạng vinh quang (Glorious Revolution) năm 1688 đã thay đổi hoàn toàn chính trị và kinh tế nước Anh. Không giống như người tiền nhiệm, vua William III là một vị vua xuất sắc. Mặc dù trên lý thuyết là đi vay với danh nghĩa của người dân Anh, ông cũng đại diện cho lợi ích của những người ủng hộ ông. NHTW Anh được thành lập năm 1694, đi vay với mức lãi suất 8% (trong khi lợi suất của Hà Lan là 3-4%). Năm 1720, nỗ lực chuyển đổi các khoản nợ chính phủ thành cổ phần của công ty Nam Ấn đã tạo nên bong bóng biển Nam Ấn. Đến những năm 1740, lãi suất giảm xuống chỉ còn 3%. 

Rủi ro vỡ nợ gần như không tồn tại đối với trái phiếu Anh trong thời kỳ này. Trong suốt chiến tranh Napoleon, tỷ lệ nợ của chính phủ Anh lên tới 200% GDP, nhưng lợi suất trái phiếu chính phủ vẫn ở mức dưới 6%. Sau năm 1815, nước Anh có rất nhiều tiền để xây dựng kênh đào và đường sắt ở Anh, Mỹ và nhiều nước khác, cùng với hầm mỏ ở Mỹ Latinh và các thuộc địa của Anh. Và, bởi vì không có cuộc chiến tranh lớn hay khủng hoảng tài khóa ở Anh sau năm 1815, tỷ lệ nợ của Anh giảm xuống chỉ còn 20% vào năm 1914. Lợi suất trái phiếu giảm xuống dưới 2,5% năm 1896. 

Các quốc gia khác cũng được hưởng lợi từ xu hướng giảm của lãi suất. Đến cuối những năm 1800, Mỹ, Đức, Pháp và các nước khác đều có thể phát hành trái phiếu với lợi suất chỉ ở mức 3%. Rủi ro vỡ nợ giảm xuống đáng kể và lãi suất trên toàn thế giới cũng sụt giảm. 

Lợi suất trái phiếu Mỹ

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã dịch chuyển trung tâm tài chính thế giới từ London sang New York. Năm 1915, lợi suất trái phiếu Anh cao hơn lợi suất trái phiếu Mỹ và tình trạng này vẫn được duy trì đến ngày nay. Nước Mỹ chưa bao giờ không thể hoàn trả các khoản nợ, lợi suất chỉ tăng lên do tăng trưởng của kinh tế, lạm phát và nguồn cung cầu trên thị trường. 

Có một vài xu hướng rõ nét trong diễn biến của trái phiếu chính phủ Mỹ trong suốt 100 năm qua. Từ năm 1902 đến 1920, lợi suất tăng từ 2,82 lên 5,67%, tăng mạnh nhất trong thời kỳ 1914 – 1920. Nguyên nhân chủ yếu là rủi ro về chiến tranh và lạm phát. 

Từ năm 1921 đến 1945, lợi suất giảm từ 5,67% xuống chỉ còn 1,55% với nguyên nhân là giảm phát, suy thoái và chính phủ bóp méo lãi suất trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai.

Từ 1945 đến 1981, lợi suất tăng từ 1,55 lên tới 15,84%. Đây là mức cao nhất trong gần 500. Nguyên nhân chính là chính phủ không thể kiểm soát lạm phát. Từ 1981 đến 2011, lợi suất lại giảm từ 15,85% xuống còn 1,46%. 

Thu Hương

huongnt

Business Insider

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên