MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kế hoạch Z của Eurozone

23-09-2014 - 12:57 PM | Tài chính quốc tế

Nằm trong loạt bài về những sự kiện đã thay đổi châu Âu, bài viết này tập trung phân tích kế hoạch bí mật đã được vạch ra nhằm giải cứu cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp.

Sau cuộc khủng hoảng, hầu như ngày nào Thống đốc ngân hàng Hy Lạp – ngài George Provopoulos – đều triệu tập một “cuộc họp khẩn cấp” với các phụ tá vào 6h chiều để cập nhật các vấn đề mới nhất của hệ thống ngân hàng quốc gia. Những gì xảy ra vào ngày 15 tháng 6 năm 2012 đã đủ làm các quan chức ngân hàng “xanh mặt” mỗi lần hồi tưởng lại.

Đó là ngày thứ Sáu trước cuộc bầu cử quốc hội – vòng bỏ phiếu quốc gia lần thứ hai trong nhiều tháng – làn sóng hoảng loạn bắt đầu xuất hiện trên khắp quốc gia. Chỉ trong một ngày, hơn 3 tỷ euro đã bị rút ra khỏi tài khoản ngân hàng quốc gia Hy Lạp, tương đương với khoảng 1,5% sản lượng của toàn bộ nền kinh tế. Trong khoảng 3 năm trước thời điểm đó, việc rút tiền từ ngân hàng mang về cất trữ tại nhà là một thói quen bình thường của người dân Hy Lạp, nhưng chưa bao giờ hành động này xảy ra trên diện rộng như vậy.  

Tuy nhiên, hầu như cả bộ máy chính trị Hy Lạp không biết rằng một nhóm nhỏ bao gồm các nước EU và các quan chức thuộc quỹ tiền tệ thế giới IMF đã làm việc bí mật trong nhiều tháng để chuẩn bị cho sự sụp đổ của các ngân hàng Hy Lạp. Kế hoạch bí mật, được biết đến với tên gọi “Plan Z”, là một kịch bản chi tiết làm thế nào để tái cơ cấu nền kinh tế Hy Lạp và hệ thống tài chính nếu nước này có nguy cơ rời khỏi khu vực đồng tiền chung Euro. 

Tình thế cấp bách

Giữa năm 2012, Hy Lạp đang phải đối mặt với “thảm họa”: các cuộc bạo loạn đường phố, nạn thất nghiệp gia tăng, chính sách thắt lưng buộc bụng trong 4 năm trước đó không thể cứu vãn được tình trạng suy giảm kinh tế. Kể từ năm 2009, nền kinh tế của Hy Lạp đã bị thu hẹp khoảng 20%. Điều này đã thúc giục các nhà lãnh đạo châu Âu phải ra một quyết định mạnh tay hơn. 

Chưa bao giờ nguy cơ bùng nổ khủng hoảng tiền tệ ở châu Âu lại lớn như trong hai tuần lễ diễn ra cuộc bầu cử quốc hội ở Hy Lạp hồi tháng 6. Kế hoạch rời khỏi khu vực đồng euro của Hy Lạp rơi vào trạng thái giằng co khi phe cánh tả của Đảng Syriza – được lãnh đạo bởi Alexis Tsipras, người luôn phải đối các gói cứu trợ vỡ nợ - đang có nhiều cơ hội thắng cử. 


Trong khi các nhà lãnh đạo kinh tế trên thế giới bay tới Los Cabos, Mexico để tham dự Hội nghị thượng đỉnh thường niên của nhóm G20 trong tuần diễn ra cuộc bầu cử ở Hy Lạp, một nhóm nhỏ các quan chức hàng đầu EU vẫn ngồi tại văn phòng để chuẩn bị tinh thần khởi động kế hoạch Plan Z bất cứ lúc nào. Người lãnh đạo nhóm là ông Olli Rehn - ủy viên Hội đồng kinh tế EU, đã hủy bỏ chuyến bay tới Mexico và ở lại Brussels. Mario Draghi – giám đốc ngân hàng châu Âu vẫn ở lại Frankfurt và Jean-Claude Juncker – Thủ tướng Luxembourg, người đứng đầu nhóm các Bộ trưởng Tài chính, luôn ở trong trạng thái sẵn sàng.

Kế hoạch Plan Z chưa bao giờ có cơ hội diễn ra. Đảng Syriza của ông Tsipras đã về thứ hai, do vậy các đảng chủ chốt ở Hy Lạp buộc phải liên minh với nhau một cách miễn cưỡng, và đưa ra quyết định cuối cùng đồng ý tiếp nhận gói cứu trợ.

Tuy nhiên, các quan chức cấp cao châu Âu cho rằng kế hoạch Z cùng với cuộc tranh luận dai dẳng về tư cách thành viên eurozone của Hy Lạp đã tạo nên quyết tâm sắt đá cho các nước trên toàn eurozone, đặc biệt là ở Berlin - nơi cuộc chiến về việc Hy Lạp ở lại hay ra đi lên đến cao trào trong suốt 3 tháng trước khi bà Angela Merkel ra tay. 

Một cuộc lật ngược tình thế tuyệt vời

Tư cách thành viên của Hy Lạp liên tục là chủ đề gây tranh cãi kể từ thời điểm Athens quyết định tham gia vào khu vực đồng tiền chung euro năm 2001. Sau nhiều tín hiệu cảnh báo, Eurostat, cơ quan thống kê của EU đã tiến hành một cuộc điều tra vào năm 2004 và phát hiện Hy Lạp đã làm sai lệch nhiều báo cáo tài chính, các số liệu đã được phóng đại để làm tăng ảo tưởng về sức mạnh tài chính, giúp Hy Lạp đủ điều kiện tham gia khu vực đồng euro.

Phương thức quản lý yếu kém cũng không làm ảnh hưởng đến việc Athens tận dụng các khoản vay có mức lãi suất thấp khi gia nhập khu vực Eurozone để thúc đẩy nền kinh tế. Đa số các nhà lãnh đạo EU đã làm ngơ trước các lời cảnh báo về Hy Lạp từ các cơ quan nghiên cứu ở Brussels.

Tuy vậy, khi cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp xảy ra năm 2011, vấn đề trên các trang báo cáo phủ bụi từ lâu một lần nữa được đưa ra trong các cuộc thảo luận kín giữa các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất châu Âu. Dẫu vậy, đến đầu năm 2012, hầu hết các cuộc thảo luận vẫn mang tính lý thuyết khi các nhà kinh tế học, các Bộ trưởng Tài chính cùng với các giám đốc kinh tế của Ủy ban EU chỉ tập trung vào việc thảo luận và dự đoán hậu quả xảy ra khi Hy Lạp rời khỏi Eurozone. 

Kế hoạch dự phòng của châu Âu vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Jean-Claude Trichet – chủ tịch ngân hàng trung ương ECB cho đến tháng 11 năm 2011, đã ngăn chặn bất kỳ cuộc thảo luận nào về sự ra đi của Hy Lạp vì lo sợ rằng một lời phỏng đoán nhỏ tại NHTW cũng có thể trở thành một lời tiên tri xảy ra trong hiện thực, các quan chức tiền nhiệm của ECB cho biết.

Tại Brussels, một nhóm được chỉ đạo bởi ông Macro Buti, người đứng đầu các giám đốc kinh tế của Ủy ban châu Âu đã lặng lẽ thu thập dữ liệu nhằm thuyết phục Đức và các nước đồng minh rằng sự ra đi của Hy Lạp sẽ gây ra hậu quả nặng nề hơn so với họ đã dự đoán. Tuy vậy, các kế hoạch cụ thể hơn đã bị hoãn lại bởi lo ngại tin tức sẽ bị rò rỉ. 

Chỉ có tại Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, tổ chức lớn nhất có kinh nghiệm trong việc giải quyết các thảm họa kinh tế, kế hoạch mới được bàn bạc một cách cụ thể và chi tiết. 

Kế hoạch về sự ra đi của Hy Lạp lần đầu tiên được công khai đề cập trong Hội nghị thượng đỉnh của nhóm G20 tại Cannes tháng 11 năm 2011 – cả bà Merkel và người chủ trì Nicolas Sarkozy, tổng thống Pháp, đều muốn thúc đẩy cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề này ở Hy Lạp. Tuy nhiên, không có một dự thảo nào về hậu quả của việc ra đi của Hy Lạp được thảo luận.

Do đó, nhiều quan chức cấp cao cho biết họ đã rất ngạc nhiên khi bà Merkel và ông Sarkozy đề xuất ý tưởng về quyền tự nguyện rời khỏi khu vực đồng euro, việc này vốn bị phản đối rất gay gắt trong quá khứ. Các quan chức có quan hệ thân thiết với hai nhà lãnh đạo này cũng hoàn toàn bất ngờ.

Thảo Phương

huongnt

FT

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên