MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kentucky - Trung tâm hậu cần của nước Mỹ

09-04-2014 - 19:12 PM | Tài chính quốc tế

Chính phủ cần tích cực tìm mọi cách để giữ chân doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa các công ty đa quốc gia và chính phủ các nước là mối quan hệ như thế nào? Làm cách nào để phát triển mối quan hệ này sao cho cả hai bên cùng có lợi? Đó chính là chủ đề của báo cáo đặc biệt được tạp chí kinh tế nổi tiếng The Economist thực hiện mà chúng tôi xin lược dịch và mong muốn giới thiệu tới bạn đọc.

Kentucky vốn nổi tiếng với món gà rán, rượu ngô và đua ngựa. Rất ít người biết rằng tiểu bang này là một cỗ máy sản xuất thực thụ. Tuy vậy, quê hương “nhạc đồng quê” không chỉ là nơi sản xuất xe hơi lớn thứ ba tại Mỹ mà còn trở thành trung tâm hậu cần quan trọng nhờ lợi thế địa lý trung tâm, là nơi trung chuyển vận tại hàng không lớn thứ ba nước Mỹ.

Tại sân bay Louisville, công ty dịch vụ vận tải liên bang (UPS) chiếm diện tích rộng lớn, khoảng 49 hecta, thậm chí được so sánh như nhà kho của ông già Noel. Các loại hàng hóa lưu thông bao gồm đủ thể loại, từ thực phẩm, thuốc men tới đồ chơi trẻ em, trải dài trong khoảng 155 dặm băng truyền. Khi công ty này mở cơ sở đầu tiên năm 1982, nó đã có khả năng vận chuyển 2000 kiện hàng hóa mỗi đêm. Hiện nay, hệ thống đã phát triển để xử lý lượng hàng hóa tương tự chỉ tốn 17 giây, chủ yếu dựa trên dây chuyền tự động.

76 máy bay có thể đậu cùng lúc bên ngoài trung tâm, mỗi máy có trung bình 20 phút để nạp hay dỡ hàng. Mỗi ngày có khoảng 250 chuyến bay cất cánh từ đây. Sân bay có vị trí thuận lợi, tốn khoảng hơn 2 giờ để chuyến hàng tiếp cận với thị trường 75% dân số Mỹ, khoảng 4 giờ cho 95% thị trường.

Tuy vậy, chỉ 10% các chuyến hàng của UPS được vận chuyển bằng đường hàng không. Bang Kentucky ở vị trí trung tâm, dễ dàng tiếp cận 60% dân số Mỹ trong bán kính 600 dặm; vì vậy các chuyến hàng hầu hết ưu tiên vận chuyển đường bộ. Xe tải túa ra Không chỉ từ các nhà kho của UPS mà còn từ DHL – đối thủ cạnh tranh đáng gờm ở phía Bắc.

Trong khi đó, với một doanh nghiệp biết tận dụng lợi thế vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, đảm bảo và tiện lợi như Geek Squad, các lợi thế cạnh tranh đều có thể bù đắp. Công ty này hiện đang sở hữu 1350 nhân viên, có trụ sở trải rộng 240.000 feet (22.300 m2), cách sân bay Lousville không xa. Geek Squad đảm nhiệm toàn bộ dịch vụ sửa chữa cho nhà bán lẻ điện tử trực tuyến Best Buy. Khách hàng đem điện thoại và laptop của họ tới tiệm sửa chữa tại địa phương, từ đó các kiện hàng được vận chuyển bằng xe tải tới xưởng sửa chữa Louisville. Chuyến xe đầu tiên bắt đầu làm việc lúc 5 giờ sáng, và chuyến cuối cùng nghỉ lúc 11 giờ đêm. Các sản phẩm sẽ được gửi trả cho khách hàng ngay ngày tiếp theo.

Một công ty gần đó có tên CafePress chuyên xử lý các đơn hàng trực tuyến của nhiều loại hàng hóa khác nhau, từ in hình lên cốc đến thiệp mời. Vào ngày lễ Cyber Monday ngay sau lễ Phục sinh, đã có hơn 100.000 đơn hàng đăng ký. Cũng như UPS, CafePress sử dụng trung tâm dịch vụ của Federal Express tại Memphis, Tennessee. Chi phí kết nối Internet thấp và năng lượng giá rẻ là hai điều kiện tiên quyết giúp công ty lựa chọn nơi thích hợp để phát triển. Theo hiệp hội phát triển kinh tế Kentucky, các công ty không chỉ hưởng  ưu đãi từ hệ thống máy chủ đặt ngay tại trung tâm mà còn có lợi thế chi phí năng lượng thấp thứ sáu trong nước.

Sự thành công của Louvisville là minh chứng cho hiệu ứng đám đông tích cực. Nếu một doanh nghiệp lớn đặt trụ sở tại một khu vực, các doanh nghiệp khác cũng sẽ làm theo. Theo thống kê của UPS, khoảng 156 công ty đã chuyển trụ sở về trung tâm của họ, điều này giúp tạo thêm 12.000 việc làm và đóng góp 348 triệu USD tiền lương mỗi năm. 

Hiện tượng  tương tự cũng đang diễn ra trong ngành công nghiệp ô tô. Toyota bắt đầu đặt cơ sở sản xuất của họ sang một thành phố khác thuộc bang Kentucty – Georgetown vào năm 1998. Hiện nay, nhà máy thuộc bang này là cơ sở sản xuất ô tô lớn nhất của Toyota bên ngoài biên giới Nhật Bản, thu hút 7000 nhân công và đưa ra thị trường 500.000 sản phẩm mỗi năm. Các tên tuổi lớn khác như Ford và General Motor cũng theo chân đặt nhà máy của họ tại Kentucky. Ước tính có khoảng 120 nhà cung cấp phụ trợ tại các khu vực lân cận.

Một trong số các nhà cung cấp nói trên là NHK Spring – công ty sản xuất linh kiện phụ trợ nhíp ô tô Nhật Bản. NHK có bốn cơ sở sản xuất tại các địa điểm trung tâm và là nhà cung cấp chính cho các hãng Toyota, Nissan, Subaru và Honda. Bên cạnh đó, công ty cũng tận dụng các ưu đãi từ phía chính quyền Frankfort bao gồm tín dụng thuế cho người lao động, hoàn trả thuế doanh thu đối với các nguyên liệu đã sử dụng khi mở rộng sản xuất.

Các chuyên gia kinh tế tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả ưu đãi thuế mà các bang đề ra để thu hút đầu tư. Một cuộc khảo sát từ Viện nghiên cứu Pew cho rằng mỗi bang nước Mỹ đều có ít nhất một chương trình ưu đãi riêng, nhưng “vẫn chưa có ai kiểm chứng hiệu quả của các biện pháp này”, chưa có một số liệu rõ ràng nào về chi phí bỏ ra cũng như lợi ích thu được. Lúc đầu, ủy ban phát triển kinh tế bang Lousiana dự báo rằng các chương trình thúc đẩy kinh tế có thể tạo ra hơn 9000 việc làm; tuy nhiên theo một đánh giá khắt khe hơn, con số chỉ dừng lại ở 3000 việc làm.

Cũng theo Pew, Kentucky chỉ có mức xếp hạng trung bình, xếp sau 13 bang khác được cho rằng có chất lượng chương trình kích thích kinh tế hiệu quả hơn. Tuy vậy, thống đốc bang Kentucky là Steven Beshear nhấn mạnh rằng trợ cấp của nhà nước phải được đưa ra trên cơ sở điều kiện với doanh nghiệp. Ví dụ, công ty NHK phải đáp ứng đủ mục tiêu việc làm mới được nhận trợ cấp trái phiếu không phải hoàn trả của nhà nước.

Học cách thu hút đầu tư

Như nhiều chính trị gia đương đại khác, Beshear đang phải tìm cách hướng sự chú ý của doanh nghiệp toàn cầu về các chính sách ưu đãi của mình. Năm ngoái, ông đã tới thăm Australia, Canada, Dubai và Đức; trong đó bốn nhà sản xuất ô tô tại Đức đã đồng ý thành lập chi nhánh của họ tại bang Kentucky.

 “Ưu tiên đầu tiên là tạo thêm nhiều việc làm”. Ông cho rằng khi người lao động trả nhiều thuế, các vấn đề khác cũng dễ giải quyết hơn vì có thêm nhiều ngân sách cho giáo dục, y tế và các vấn đề khác”.

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, ngài thống đốc đã nhận ra nhu cầu cấp thiết của việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư. “Nếu chúng ta thắt chặt kinh tế, chúng ta cũng đồng thời bóp chặt Kentucky”. Bang này đã đưa ra nhiều chương trình học nghề - thực tập liên kết với các trường tại địa phương , thi hành đổi mới trên toàn tiểu bang, cung cấp các gói trợ cấp giúp các doanh nghiệp nhỏ đẩy mạnh xuất khẩu. Sau một cuộc đàm phán thương mại, các nhà xây dựng tàu thuyền đã rất vui mừng khi nhận được đơn hàng trị giá hơn 3 triệu đô-la từ Bubai.

Tuy vậy, Kentucky vẫn chưa có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Trước đây, bang này là một trong những địa phương nghèo nhất nước Mỹ, xếp hạng 44 về GDP trên đầu người (năm 1939 và 1970); và chỉ tăng thêm một bậc , hạng 43 năm 2012. Tháng 12 năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp là 8,2%, cao hơn 1,3% so với mức trung bình toàn nước Mỹ. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học vẫn thuộc mức thấp nhất toàn liên bang. Trong tương lai, chính quyền Kentucky chắc chắn sẽ phải bỏ ra nhiều hơn để hoàn thành các mục tiêu của mình.

Thảo Phương

huongnt

Economist

Trở lên trên