Kinh tế Ukraine bên bờ sụp đổ
GDP tăng trưởng âm, lạm phát và nợ công tăng cao, đồng nội tệ mất giá, dự trữ ngoại hối cạn kiệt ... là những đặc điểm hiện nay của nền kinh tế Ukraine.
- 19-09-2014Tổng thống Ukraine bị đe dọa “lật đổ”
- 17-09-2014Ukraine chính thức ngả theo châu Âu
- 17-09-2014Ukraine đứng trước thời khắc lịch sử
- 27-08-2014Đồng nội tệ hryvnia của Ukraine rớt giá xuống mức kỷ lục
Suốt mấy tháng nay, truyền thông thế giới đã tốn nhiều giấy mực để viết về cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine và những rủi ro chính trị mà nó đem lại cho thế giới. Số lượng bài viết về chủ đề kinh tế Ukraine ít hơn rất nhiều so với những bài viết về chính trị. Tuy nhiên, chính nền kinh tế - chứ không phải những xung đột vũ trang – sẽ khiến đất nước Ukraine sụp đổ.
Kinh tế Ukraine hiện đang ở trong tình trạng suy thoái. Mối quan hệ kinh tế quá chặt chẽ với Nga đã dẫn đến những điều chỉnh gây nhiều đau đớn trong vài tháng gần đây.
Tình hình tồi tệ của kinh tế Ukraine được thể hiện trong một vài biểu đồ dưới đây:
1. GDP giảm gần 5% so với 1 năm trước và được dự báo sẽ tiếp tục giảm
2. Doanh số bán lẻ sụt giảm với tốc độ lớn chưa từng thấy kể từ khủng hoảng tài chính
3. Sản lượng công nghiệp “lao dốc không phanh”
4. Nỗi lo ngại lớn nhất là đồng nội tệ của Ukraine. Bất chấp những biện pháp can thiệp của chính phủ, đồng hryvnia đang được giao dịch ở gần mức thấp kỷ lục. Kéo theo đó là dòng vốn ồ ạt bị rút ra khỏi Kiev.
Diễn biến của đồng hryvnia trong ngày 19/9
Bất cứ ai đã từng sống ở Ukraine vào mùa đông đều hiểu thời tiết có thể khắc nghiệt đến mức nào. Với tỷ giá như hiện nay, Ukraine khó có thể mua được nhiều năng lượng sưởi ấm từ nước ngoài.
5. Tỷ lệ lạm phát hiện ở trên mức trên 14% và sẽ tăng vọt trong vài tháng tới nếu đồng hryvnia tiếp tục suy yếu.
6. Cuối cùng, tình hình tài khóa đang rất nguy kịch. Để bảo vệ đồng hryvnia, dự trữ ngoại tệ của Kiev đã cạn kiệt. Ukraine chỉ có thể tiếp cận với nguồn tiền trợ giúp của IMF để có thể duy trì trật tự trên thị trường ngoại hối.
Dự trữ ngoại hối của Ukraine
Thêm vào đó, nợ công tiếp tục tăng cao vì chính phủ phải cố gắng bảo vệ hệ thống ngân hàng trước nguy cơ sụp đổ.
Theo Fitch, tỷ lệ nợ chính phủ/GDP đã tăng gấp 4 lần kể từ năm 2008, phản ánh tình trạng đồng nội tệ mất giá, thâm hụt ngân sách, tốc độ tăng trưởng thấp và những khoản chi phí phát sinh như tái cơ cấu các ngân hàng hay khoản nợ phải của Naftogaz. Nền kinh tế Ukraine có tỷ lệ đôla hóa cao và dễ bị tác động bởi tỷ giá và do đó khả năng trả nợ của chính phủ, bảng cân đối kế toán của các ngân hàng và nền kinh tế nói chung rất dễ bị tổn hại.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng với sức khỏe nền kinh tế ngày càng yếu đi, nợ công của Ukraine không bền vững, làm tăng nguy cơ vỡ nợ.
Còn theo ngân hàng Goldman Sachs, những vấn đề hiện nay có thể khiến nợ công của Ukraine tăng lên mức 70% trong năm nay và 77% trong năm tới, cao hơn ngưỡng nợ bền vững theo tiêu chuẩn của IMF.
Thiên Bình