Lời khuyên dành cho Trung Quốc: Hãy để các công ty tự sinh tự diệt
Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson, người đã lèo lái ngành tài chính Mỹ vượt ra khỏi khủng hoảng toàn cầu vừa đưa ra một lời khuyên cho Trung Quốc: hãy để các công ty tự sinh tự diệt.
- 27-02-2016Trung Quốc tuyên bố sẽ duy trì chính sách tiền tệ thận trọng
- 27-02-2016Trung Quốc chấp nhận thâm hụt ngân sách tương đương 4% GDP
- 26-02-2016Trung Quốc đã hạ tỷ giá ngày thứ 5 liên tiếp
Cần những bước tiến dài
Trung Quốc gặp vấn đề nghiêm trong với các công ty nhà nước làm ăn thiếu hiệu quả. Những công ty này lại là các ông lớn trong ngành thép, than đá. Trung Quốc có một cách để thoát ra khỏi vấn đề này, đó là cứ thuận theo tự nhiên. Nước này phải tiến nhanh hơn nữa để tăng cường năng lực cạnh tranh. Việc cạnh tranh chỉ có hiệu quả khi các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đứng chung một sàn đấu.
Năm ngoái, Trung Quốc đưa ra hướng dẫn tái cấu trúc các công ty nhà nước làm ăn thiếu hiệu quả, bằng cách cho phép cá nhân và nhà nước cùng sở hữu công ty, cho phép mua bán và sáp nhập nhưng từng đó chưa đủ để làm thị trường cảm thấy hài lòng vì chỉ đạo là vậy nhưng việc thực hiện lại là chuyện khác.
Lời nhận xét của Paulson được đưa ra khi nhiều người cho rằng Trung Quốc chưa có nhiều nỗ lực nhằm ổn định đồng nhân dân tệ và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, chính ông cũng cho rằng, dù tái cấu trúc có thành công hay không thì các công ty nhà nước vẫn phải đối mặt với rất nhiều áp lực từ các nhóm lợi ích.
Ông cho rằng, những bước phát triển mới chỉ có thể đến từ khu vực tư nhân. Điều tuyệt vời chỉ đến nếu như khu vực tư nhân có được điều kiện vốn chỉ dành cho các công ty nhà nước đồng thời xóa bỏ độc quyền.
Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế dựa vào sản xuất sang nền kinh tế dựa vào tiêu dùng, Trung Quốc có nhiều thay đổi. Năm 2015, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm xuống còn 6,9%, mức thấp nhất trong vòng 25 năm. Theo ông Paulson, nước này sẽ phải quên đi những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kiểu cũ, không được dựa quá nhiều vào đầu tư như trước nữa. Rất may là nước này đã chấp nhận điều này, chấp nhận những con số có phần “xấu xí” và chấp nhận rằng kinh tế đang giảm tốc. Đây là điều đáng mừng.
Tuy việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực nhưng rủi ro hoàn toàn có thể được kiểm soát.
Tích cực mà nói, kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trên 6%. Việc đi đúng hướng và đẩy nhanh tiến trình đổi mới là cách giúp nước này và cả kinh tế toàn cầu tránh được nhiều rủi ro trong tương lai.
Những nỗ lực về môi trường
Ông cũng dùng những lời có cánh cho Trung Quốc đối với việc đầu tư về môi trường. Tuy hội nghị COP21 tại Paris mang lại nhiều tín hiệu vui trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu và giảm phát thải nhà kính nhưng từng đó chưa đủ. Các chính phủ chưa đủ kinh phí đầu tư cho những dự án bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, công nghệ môi trường khá sẵn có và khu vực tư nhân đã sẵn sang, chỉ chờ chính phủ đưa ra chính sách hỗ trợ để triển khai. Khi đó, Trung Quốc sẽ là nước dẫn đầu về các công nghệ sạch.
Cuối năm ngoái, Trung Quốc chào bán thành công "trái phiếu xanh" để huy động vốn cho các dự án thân thiện với môi trường. Thành công này được nhiều người ủng hộ.