Một ngày, “đại gia” bán lẻ trực tuyến Trung Quốc thu 5,7 tỷ USD
Công ty bán lẻ trực tuyến số 1 Trung Quốc Alibaba Group cho biết, tổng doanh thu trên các trang thành viên trong ngày hội bán lẻ 11/11 đạt 35 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 5,75 tỷ USD.
- 27-09-2013Alibaba lên sàn New York
- 09-05-2013Alibaba vs Tencent: Chuẩn bị cho đại chiến
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, ngày 11/11 hàng năm là ngày dành cho những người độc thân ở Trung Quốc. Vào ngày này, các công ty bán lẻ trực tuyến đồng loạt giảm giá mạnh để thu hút khách mua sắm.
Ngay trong 13 giờ đồng hồ đầu tiên của ngày hội mua sắm trực tuyến kéo dài 24 tiếng này, Taobao và Tmall, hai trang bán lẻ chủ đạo của Alibaba, đã phá vỡ kỷ lục thiết lập vào năm ngoái. Từ nửa đêm ngày 10/11, trên trang Tmall, các nhà bán hàng đã cắt giảm từ 50% trở lên giá bán của rất nhiều mặt hàng từ 20.000 nhà cung cấp ở Trung Quốc và nước ngoài.
Hoạt động mua sắm trực tuyến ngày càng sôi động ở Trung Quốc cho thấy người tiêu dùng ở nước này đang dịch chuyển dần từ các cửa hàng thực tế sang các gian hàng trên mạng. Theo số liệu của Bloomberg, tỷ trọng của doanh số bán lẻ trực tuyến trong doanh số bán lẻ nói chung ở Trung Quốc trong năm 2012 đã tăng lên mức 6,3% từ mức 4,3% trong năm 2011.
Thị trường bán lẻ trực tuyến ở Trung Quốc thậm chí còn sôi động hơn cả ở Mỹ. Vào ngày hội mua sắm trực tuyến Cyber Monday, tức ngày thứ Hai đầu tiên sau lễ Tạ ơn, ở Mỹ vào năm ngoái, mức doanh thu đạt được là 1,46 tỷ USD.
Từ năm 2009, mạng Tmall đã bắt đầu lấy ngày 11/11 là ngày giảm giá lớn nhất trong năm. Các trang bán lẻ trực tuyến khác nhanh chóng học theo, đưa ngày này trở thành một ngày hội mua sắm trực tuyến lớn nhất hàng năm ở Trung Quốc.
Hầu như không có mặt hàng nào không được các mạng bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc hạ giá trong ngày 11/11, từ thiết bị vệ sinh hiệu American Standards, đèn trần pha lê, rượu vang Pháp, cho tới bánh quy.
Trang 360 Jindong bắt đầu giảm một nửa giá bán tã giấy Pampers từ ngày 1/11 và cam kết giảm giá 70% các mặt hàng như đai lưng giảm mỡ bụng, kem dưỡng ẩm da mặt… Trang bán lẻ các thiết bị điện tử Suning thì từ ngày 8/11 đã chạy khẩu hiệu: “4 ngày, 4 đêm, mua sắm không nghỉ”.
Sự phát triển mạnh của thị trường thương mại điện tử ở Trung Quốc đang mở ra những cơ hội lớn tiếp theo cho Alibaba. Công ty này hiện được một số nhà phân tích định giá ở mức 190 tỷ USD và đang chuẩn bị cho vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) có thể là lớn nhất từ vụ phát hành của mạng xã hội Facebook.
Ngay trong 13 giờ đồng hồ đầu tiên của ngày hội mua sắm trực tuyến kéo dài 24 tiếng này, Taobao và Tmall, hai trang bán lẻ chủ đạo của Alibaba, đã phá vỡ kỷ lục thiết lập vào năm ngoái. Từ nửa đêm ngày 10/11, trên trang Tmall, các nhà bán hàng đã cắt giảm từ 50% trở lên giá bán của rất nhiều mặt hàng từ 20.000 nhà cung cấp ở Trung Quốc và nước ngoài.
Hoạt động mua sắm trực tuyến ngày càng sôi động ở Trung Quốc cho thấy người tiêu dùng ở nước này đang dịch chuyển dần từ các cửa hàng thực tế sang các gian hàng trên mạng. Theo số liệu của Bloomberg, tỷ trọng của doanh số bán lẻ trực tuyến trong doanh số bán lẻ nói chung ở Trung Quốc trong năm 2012 đã tăng lên mức 6,3% từ mức 4,3% trong năm 2011.
Thị trường bán lẻ trực tuyến ở Trung Quốc thậm chí còn sôi động hơn cả ở Mỹ. Vào ngày hội mua sắm trực tuyến Cyber Monday, tức ngày thứ Hai đầu tiên sau lễ Tạ ơn, ở Mỹ vào năm ngoái, mức doanh thu đạt được là 1,46 tỷ USD.
Từ năm 2009, mạng Tmall đã bắt đầu lấy ngày 11/11 là ngày giảm giá lớn nhất trong năm. Các trang bán lẻ trực tuyến khác nhanh chóng học theo, đưa ngày này trở thành một ngày hội mua sắm trực tuyến lớn nhất hàng năm ở Trung Quốc.
Hầu như không có mặt hàng nào không được các mạng bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc hạ giá trong ngày 11/11, từ thiết bị vệ sinh hiệu American Standards, đèn trần pha lê, rượu vang Pháp, cho tới bánh quy.
Trang 360 Jindong bắt đầu giảm một nửa giá bán tã giấy Pampers từ ngày 1/11 và cam kết giảm giá 70% các mặt hàng như đai lưng giảm mỡ bụng, kem dưỡng ẩm da mặt… Trang bán lẻ các thiết bị điện tử Suning thì từ ngày 8/11 đã chạy khẩu hiệu: “4 ngày, 4 đêm, mua sắm không nghỉ”.
Sự phát triển mạnh của thị trường thương mại điện tử ở Trung Quốc đang mở ra những cơ hội lớn tiếp theo cho Alibaba. Công ty này hiện được một số nhà phân tích định giá ở mức 190 tỷ USD và đang chuẩn bị cho vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) có thể là lớn nhất từ vụ phát hành của mạng xã hội Facebook.
Theo An Huy