MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mỹ cận kề với nguy cơ giảm phát

19-10-2015 - 20:16 PM | Tài chính quốc tế

CNBC nhận định, nền kinh tế Mỹ đang cận kề nguy cơ giảm phát do giá năng lượng trượt dốc mạnh trong thời gian gần đây.

Kênh thông tin tài chính Mỹ CNBC đưa tin, trong khi Liên minh Châu Âu và một vài thị trường mới nổi đang bàn luận nhiều đến vấn đề giảm phát, nhưng Mỹ mới là quốc giá sắp phải đối mặt với vấn đề này.

Trên thực tế, nếu có không tỷ lệ lạm phát tương đối cao ở miền Tây nước Mỹ thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại quốc gia này trong tháng 8 sẽ bị âm và đẩy kinh tế nước này vào tình trạng giảm phát.

Theo điều tra tại 4 vùng của Mỹ vào tháng 8, chỉ có miền Tây đạt chỉ số CPI dương. Tính đến tháng 8, lạm phát trung bình tại miền Tây là 1,3%, trong khi vùng Đông Bắc là -0,1%, miền Nam là -0,2%, và miền Trung là -0,3%.

Nếu có không tỷ lệ lạm phát tương ở miền Tây, thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ trong tháng 8 sẽ bị âm. (Ảnh minh họa: Getty Images).
Nếu có không tỷ lệ lạm phát tương ở miền Tây, thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ trong tháng 8 sẽ bị âm. (Ảnh minh họa: Getty Images).

Cục Dự trữ Liên bang St. Louis cho biết giá cả của Mỹ tăng trong 8 tháng qua đều là nhờ miền Tây để bù đắp cho giảm phát tại 3 vùng còn lại.

Tính chung toàn nước Mỹ, CPI trong tháng 8 tăng 0,2%. Nếu miền Tây không “gánh” cho 3 vùng còn lại, thì chỉ số CPT của Mỹ giảm 0,19%.

CNBC cho rằng, giá năng lượng giảm 9,5–18,3% chính là áp lực gây nên giảm phát tại nhiều khu vực của Mỹ. Theo kênh thông tin này, tình trạng lạm phát thấp cộng với khả năng giảm phát đang là vấn đề hóc búa đối với các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khi họ bác bỏ ý kiến cho rằng giá năng lượng giảm là nguyên nhân cơ bản dẫn tới nhu cầu tiêu dùng toàn cầu giảm tốc.

Các nhà đầu tư đã chờ những dấu hiệu ngân hàng trung ương Mỹ sẽ bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ bằng việc tăng lãi suất lần đầu tiên trong một thập kỷ qua. Tuy nhiên, khả năng này đã bị trì hoãn khi Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) quyết định sẽ thận trọng chờ đợi điều kiện lý tưởng trước khi tăng lãi suất.

Ngày càng có nhiều quan chức muốn tăng lãi suất bởi họ lo ngại rằng nếu lãi suất tiếp tục được giữ ở mức thấp kỷ lục gần 0% như hiện nay thì mọi chuyện sẽ quá muộn khi lạm phát tăng tốc. Các nhà đầu tư dự báo FED sẽ không tăng lãi suất cho tới tháng 3/2016.

Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống dưới mức 6% mà FOMC đặt ra. Tuy nhiên, lạm phát lại đang ở dưới mức lý tưởng để nền kinh tế tăng trưởng.

Ông James Bullard, một quan chức của FED, ủng hộ việc tăng lãi suất vì ông tin rằng chính sách này sẽ giúp hỗ trợ cho việc đạt được các mục tiêu của FOMC.

Thống đốc FED Lael Brainard phản đối ý kiến cho rằng việc hoãn tăng lãi suất là do nguy cơ giảm phát. Theo vị lãnh đạo này, kinh tế Mỹ đang có những tiến bộ trong việc mang đến việc làm cho tất cả mọi người, nhưng lương vẫn tăng chậm và lạm phát vẫn chưa đạt tới mục tiêu của FED.

Theo Thống đốc Lael Brainard, với áp lực giảm phát đang tăng, FED sẽ gặp khó khăn hơn trong các bước đi tiếp theo trong năm 2015.

Theo Trần Ngọc/CNBC

VOV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên