Mỹ chấm dứt thời kỳ "Too big to fail", giờ đây tập đoàn to đến mấy cũng có thể phá sản
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa thông qua quy định mới, trong đó chấm dứt tình trạng cứu trợ tài chính của FED đối với bất kỳ công ty tài chính tư nhân nào.
- 27-11-2015Fed và ECB ngược chiều, euro sẽ ngang giá với USD?
- 25-11-2015Nếu Trung Quốc “giết” siêu chu kỳ trên thị trường hàng hóa, Fed đang “chôn cất” nó
- 25-11-2015Too-big-to-fail – Hữu danh vô thực
- 19-11-2015Phố Wall hào hứng sau biên bản cuộc họp của Fed
Đây là thay đổi được sự đồng tình của Nghị viện Mỹ sau quyết định gây tranh cãi của FED trong việc giải cứu American International Group (AIG) và nhiều tổ chức tài chính khác trong cuộc khủng hoảng 2008.
Theo hãng tin Reuters, việc thông qua quy định trên của FED đã chấm dứt quan niệm “too big to fail” tại Mỹ bằng cách chỉ cho phép FED cứu trợ toàn bộ hệ thống tài chính thay vì chỉ giải cứu từng công ty cá nhân như trước đây.
Cụ thể, FED chỉ có thể cung cấp khoản vay tài chính cho ít nhất 5 tổ chức trở lên chứ không được hỗ trợ từng công ty riêng lẻ như trường hợp của AIG năm 2008.
Năm 2010, luật cải cách tài chính Dodd Frank được ban hành và yêu cầu FED phải cắt giảm các khoản vay khẩn cấp đối với những tổ chức tài chính tư nhân và cho phép các công ty này phá sản. Theo đó, các doanh nghiệp Mỹ không trả được những khoản nợ đáo hạn sẽ bị tuyên bố phá sản sau đó 3 tháng.
Quyết định này của FED được đưa ra nhằm giải quyết lo ngại rằng các khoản cứu trợ sẽ chỉ khiến những tổ chức tài chính tái lập tình hình căng thẳng trong kinh doanh.
Năm 2008, FED đã giúp đỡ tài chính khẩn cấp cho AIG cũng như cho JPMorgan Chase vay tiền để giảm thiểu tổn thất từ thương vụ mua lại Bear Stearns, qua đó khiến công ty đang trên bờ vực phá sản.
Đồng thời, FED khi đó đã ban hành một loạt các chương trình cứu trợ khẩn cấp khác như khoản cho vay 710 tỷ USD cũng như bảo lãnh khoản vay cho nhiều công ty tài chính. Những động thái này của FED nằm ngoài chương trình nới lỏng định lượng (QE) mà ngân hàng trung ương Mỹ tuyên bố thực hiện.
Mặc dù vào tháng 9/2008, FED đã từ chối giải cứu Lehman Brothers, khiến tổ chức tài chính này tuyên bố phá sản, nhưng một số tập đoàn lớn khác như Citigroup cũng gặp nhiều khó khăn vào thời kỳ đó lại nhận được nhiều cứu trợ từ chính phủ.
Theo Congressional Research Service, các khoản vay từ thời khủng hoảng tài chính của FED đã được thanh toán xong và ngân hàng trung ương này kiếm thêm được khoản lợi nhuận 30 tỷ USD.
Tuy nhiên, những nhà phê bình cho rằng FED đã phản ứng thái quá trong thời kỳ khủng hoảng năm 2008 và sử dụng những biện pháp khẩn cấp chưa được quy định rõ theo luật pháp.
Trước đây, FED thường cho vay ngắn hạn đối với các ngân hàng để đảm bảo hoạt động của hệ thống tài chính và đây được coi là một phần nhiệm vụ của ngân hàng trung ương Mỹ. Tuy vậy, kể từ thập niên 30, FED đã được cho phép cho vay nhiều hơn nữa trong các cuộc khủng hoảng tài chính và điều này đã gây ra nhiều tranh cãi kể từ đó.
Trí Thức Trẻ/CafeBiz