MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mỹ đã phá hủy mối quan hệ với ông Putin như thế nào (P3)

27-04-2014 - 15:27 PM | Tài chính quốc tế

Năm 2013 đánh dấu quan hệ Putin - Obama "lao dốc không phanh". Điều Mỹ cần làm là đưa ra chính sách ngoại giao hoàn toàn mới trong đó không đổ lỗi cho riêng ông Putin về cuộc khủng hoảng hiện tại.

2 năm "trăng mật"

Sau khi thắng cử năm 2008, Barack Obama đánh giá lại chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nga. "Kiến trúc sư" chính của chính sách này là Michael McFaul - giáo sư đến từ ĐH Stanford và là tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ thúc đẩy dân chủ ở Nga. Ông thay thế vị trí của Thomas Graham ở Liên hợp quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, McFaul cho biết khi đội an ninh quốc gia tham khảo chính sách đối ngoại của nội các, họ nhận thấy có rất ít người quan tâm và liên quan đến vấn đề Nga. Chỉ có duy nhất 1 người trực tiếp có liên quan đến mối quan hệ song phương với Moscow. 

Như vậy có nghĩa là quan hệ với Moscow chỉ được coi là quan trọng khi Mỹ đã đạt được những mục tiêu khác về chính sách đối ngoại. "Đó là cách tiếp cận của chúng tôi", ông nói. 

Chiến lược mới của ông Obama đối với Nga được gọi là "khởi động lại". Tháng 7/2009, Obama tới Moscow để bắt đầu triển khai chiến lược này. Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin AP một vài ngày trước khi rời Washington, Obama cho rằng Mỹ đang phát triển mối quan hệ rất tốt với Dmitry Medvedev. Ông còn cho rằng Putin đã sử dụng "cách tiếp cận của thời kỳ Chiến tranh lạnh" trong mối quan hệ với Washington.

Obama đã có 5 giờ gặp gỡ ông Medvedev và chỉ có 1 giờ gặp mặt ông Putin - người lúc đó vẫn được coi là thực sự quyền lực ở Nga. S

Ban đầu, chiến dịch "khởi động lại" hoạt động khá tốt. Moscow đồng ý mở rộng khả năng Mỹ gửi tiếp viện cho tàu chiến ở Afghanistan thông qua Nga. Tháng 4/2010, Mỹ và Nga ký hiệp ước START. Cuối năm đó, Nga cũng ủng hộ các biện pháp cấm vận mới mà Liên hợp quốc áp đặt lên Iran. 

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng 2 năm "trăng mật" là kết quả của việc tiếp cận những vấn đề mà hai bên cùng có chung lợi ích như giảm vũ khí hạt nhân hay chống khủng bố. Các vấn đề gây chia rẽ từ thời Bush vẫn chưa hề được giải quyết. 

Quan hệ xấu đi

Năm 2011, Putin buộc tội Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã bí mật tổ chức các cuộc biểu tình trên đường phố sau khi Nga tổ chức bầu cử. Ông cũng cho rằng chính phủ của một số nước đã cung cấp "hàng trăm triệu USD" cho các nhóm đối lập ở Nga. 

McFaul gọi đây là một sự thổi phồng. Kể từ năm 1989, chính phủ Mỹ và các tổ chức phi lợi nhuận Mỹ đã cung cấp vài chục triệu USD để ủng hộ các nhóm xã hội ở Nga cũng như các nước thuộc Liên Xô cũ.

Năm 2012, ông Putin trúng cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ 3 và có nhiều động thái củng cố quyền lực. McFaul, khi đó là đại sứ Mỹ ở Moscow, công khai chỉ trích ông Putin trong các bài phát biểu và trên Twitter. McFaul cũng đổ lỗi cho ông Putin đã phá hủy quan hệ Nga - Mỹ. 

Năm 2013 đánh dấu quan hệ Nga - Mỹ "lao dốc không phah". Tháng 6, Nga trở thành nơi lánh nạn của "người thổi còi" Edward Snowden. Ở phía bên kia, ông Obama hủy cuộc gặp với Putin theo dự kiến sẽ diễn ra ở Moscow. Đây là lần đầu tiên trong vòng 50 năm qua sự kiện như vậy bị hủy bỏ. 

Mùa thu năm ngoái, người biểu tình ở Kiev bắt đầu yêu cầu Ukraine tiến đến gần hơn với EU. Thời điểm đó, Nhà Trắng không chú ý đến Ukraine. Họ coi mối quan hệ với Nga là "không thể cứu vãn". 

Jack F. Matlock, người là đại sứ Mỹ ở Moscow từ năm 1987 tới 1991, nhận định có vẻ như ông Putin tin rằng phương Tây đang dùng những nước láng giềng để bao vây ông. Và, trong nhiều thế kỷ, các lãnh đạo Nga đã coi Ukraine là yếu tố quan trọng trong quốc phòng của Moscow. 

Các chuyên gia Mỹ cho rằng điều quan trọng là Mỹ phải thiết lập chiến lược dài hạn đối với Nga, trong đó không đổ lỗi cho riêng ông Putin về cuộc khủng hoảng hiện tại. 

Thu Hương

huongnt

Reuters

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên