Mỹ đã thực sự thoát nạn?
Nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn còn một chặng đường chông gai ở phía trước.
- 16-10-2013Chính phủ đóng cửa, Tổng thống Obama ... đóng gói thức ăn
- 16-10-2013Giới đầu tư lo lắng về thời hạn trần nợ công của Mỹ
Tác giả của bài viết này là Mohamed A. El-Erian - CEO kiêm CIO và đồng sáng lập của quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới PIMCO.
Sáng nay (17/10 - theo giờ Việt Nam), thị trường tài chính quốc tế đón tin vui khi cuối cùng thì dự luật chấm dứt tình trạng chính phủ đóng cửa và đảo ngược nguy cơ nước Mỹ vỡ nợ đã được thông qua lần lượt bởi Thượng viện, Hạ viện và Tổng thống Barack Obama. Ít nhất thì đến thời điểm hiện tại, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tránh được những hậu quả khủng khiếp: kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng cao và xa hơn nữa là vị thế của Mỹ trên trường quốc tế cũng như an ninh quốc gia bị xói mòn.
(Xem thêm: Cuộc chiến ngân sách của Mỹ chính thức chấm dứt)
Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ sẽ sớm phải đối mặt với những cuộc tranh luận và những quyết định gay gắt hơn. Theo thỏa thuận vừa được thông qua, chính phủ Mỹ được tài trợ đến 15/1/2014 và sau ngày 7/2, nước Mỹ lại tiếp tục phải giải quyết vấn đề trần nợ.
Các thị trường trên toàn cầu đã đúng khi hân hoan chào đón việc một thảm họa bị loại bỏ. Tuy nhiên, hãy nhìn vào bản danh sách các công việc mà chính phủ Mỹ sẽ phải hoàn thành trong thời gian sắp tới:
(Xem thêm: Phố Wall tăng vọt)
1 ) Không thể bỏ lỡ cơ hội tại cuộc họp về ngân sách sẽ diễn ra vào tháng 12 sắp tới để nhất trí về các biện pháp cải thiện triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn và cải cách tài khóa trong dài hạn. Đồng thời, nước Mỹ phải nhanh chóng loại bỏ dứt điểm nguy cơ chính phủ đóng cửa và vỡ nợ;
2) Củng cố các sáng kiến luật pháp quan trọng khác, bắt đầu với cải cách luật di cư, và
3) Thông qua các đề cử cho những vị trí quan trọng, trong đó có việc phê chuẩn bà Janet Yellen vào vị trí Chủ tịch Cục dự trữ liên bang.
Trong khi đó, bất chấp những bàn tán xung quanh động thái cắt giảm quy mô gói nới lỏng định lượng, giờ đây Fed không có lựa chọn nào khác ngoài kéo dài hơn nữa các chính sách thử nghiệm. Nguyên nhân không chỉ xuất phát từ các số liệu kinh tế có thể trở nên ảm đạm hơn mà còn để đảm bảo nền kinh tế được bảo vệ trước các biến cố về mặt chính trị trong tương lai.
Cùng với các NHTW, thị trường sẽ sớm bắt tay vào việc đánh giá các tác động của đợt đóng cửa vừa qua đối với nền kinh tế Mỹ. Hi vọng ban đầu là đợt đóng cửa chỉ là tạm thời và các nguy cơ đã bị đảo ngược hoàn toàn. Tuy nhiên, không thể chối bỏ sự thật là các nhà làm luật đã trì hoãn việc giải quyết triệt để các khác biệt giữa hai bên.
(Xem thêm: Ai đẩy Mỹ đến vách đá)
Các bằng chứng thực nghiệm đều cho thấy vòng đàm phán tiếp theo sẽ không hề dễ dàng. Hơn nữa, trong một vài tháng tới, Quốc hội sẽ tiến gần hơn đến cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra vào tháng 11/2014.
Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu như cả người dân và doanh nghiệp đều xem xét việc trì hoãn một vài quyết định quan trọng, thậm chí một số còn tăng cường tâm lý phòng ngự. Điều này có nghĩa là tiêu dùng sụt giảm, các doanh nghiệp hạn chế thuê mướn nhân công cũng như đầu tư vào nhà máy và thiết bị. Tất cả những điều này diễn ra vào ngay trước mùa mua sắm.
(Xem thêm: Nước Mỹ thiệt hại bao nhiêu?)
Sự kiện vừa qua còn ảnh hưởng đến toàn thế giới. Rất nhiều người nước ngoài (đặc biệt là các chính phủ và NHTW) vốn sử dụng trái phiếu Kho bạc Mỹ làm tài sản tiết kiệm sẽ phải xem xét lại sau sự thiếu trách nhiệm của Quốc hội Mỹ.
(Xem thêm: Chính phủ Mỹ đóng cửa, Trung Quốc hưởng lợi)
Mới đây, Trung Quốc vừa đưa ra lời kêu gọi về "một thế giới phi Mỹ hóa". Kể cả người dân Mỹ cũng đang tìm kiếm những cách tốt hơn để bảo vệ nguồn dự trữ tài chính và tài sản của quốc gia.
Thế giới càng muốn giảm phụ thuộc vào đồng USD và nước Mỹ, sức mạnh kinh tế và tầm ảnh hưởng của quốc gia này càng bị sụt giảm. Và, mặc dù điều này không thể diễn ra nhanh chóng, sự xói mòn có thể khiến mối nguy hiểm dễ dàng bị bỏ qua!