Mỹ và Nhật cùng ủng hộ Bộ trưởng Tài chính Pháp làm tổng giám đốc IMF
Mỹ và Nhật nắm quyền bỏ phiếu lớn nhất trong IMF.
- 05-06-2011Cựu Tổng giám đốc IMF có thể được trắng án
- 03-06-2011EU,IMF sẵn sàng cấp gói giải cứu thứ 2 cho Hy Lạp
- 30-05-2011Tại IMF, nguyên tắc đạo đức khắt khe không áp dụng với nhóm lãnh đạo cao nhất
Bà Christine Lagarde, Bộ trưởng Tài chính Pháp, sẽ có thể trở thành giám đốc IMF với sự hỗ trợ của Mỹ và Nhật.
Mỹ, nước nắm quyền bỏ phiếu lớn nhất trong IMF, tổ chức chính giám sát tình hình bình ổn tài chính toàn cầu; và Nhật, nước nắm quyền bỏ phiếu lớn thứ 2, đều đã chính thức tuyên bố ủng hộ bà Largarde trước thời điểm ngày 10/06/2011 khi quá trình bầu chọn bắt đầu.
Quan chức Nhật từ chối đưa ra bất kỳ bình luận nào. Bộ trưởng Tài chính Nhật mới đây khẳng định giám đốc mới của IMF nên được lựa chọn thông qua quá trình chọn lựa cởi mở, minh bạch.
Chính phủ các nước mới nổi lập luận rằng tầm ảnh hưởng ngày một lớn của họ lên kinh tế toàn cầu, đặc biệt Trung Quốc và Ấn Độ, đồng nghĩa với họ nên có một vị trí hàng đầu tại IMF, vốn thường về tay người châu Âu.
Ông Agustin Carstens, thống đốc Ngân hàng Trung ương Mêhicô, cho đến nay đã được đề cử kế nhiệm ông Dominique Strauss-Kahn người đã từ chức vào ngày 18/05/2011, thế nhưng ông không nhận được sự ủng hộ rộng rãi.
IMF có hạn chót là ngày 30/06/2011 để chọn được người thay thế ông Strauss-Kahn.
Mỹ và châu Âu hiện nắm 48% quyền bỏ phiếu trong IMF. Nhật nắm hơn 6%. Nếu toàn châu Âu cùng ủng hộ Bộ trưởng Tài chính Pháp, bà sẽ có khoảng hơn 51% tỷ lệ ủng hộ và được lên làm giám đốc IMF.
Vị trí tổng giám đốc IMF đã trống sau khi ông Strauss-Kahn bị bắt và cáo buộc tấn công tình dục tại New York. Ông đã bác bỏ mọi lời buộc tội.
Đình Hảo