MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nga đang đánh mất Ukraine?

17-04-2014 - 09:32 AM | Tài chính quốc tế

6 tuần tiếp theo sẽ là thời điểm mấu chốt bởi ngài Putin không thể ngồi yên khi cuộc bầu cử ở Ukraina đưa ra những chính sách bất lợi cho Nga.

Vladimir Putin đã đi vào lịch sử nước Nga như vị anh hùng dân tộc khi giành được thắng lợi trong cuộc chiến Crimea. Vì vậy, ông hẳn cũng không muốn để Ukraina thoát khỏi sự ảnh hưởng của Nga trong nhiệm kỳ lãnh đạo của mình. 

6 tuần nữa được coi là thời điểm mang tính 'sống còn' đối với khủng hoảng ở Ukraina, khi nước này tiến hành cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 25 tháng 5, đồng thời thông qua hiến pháp mới để chống lại sự chia rẽ từ những người ủng hộ Nga ở khu bờ Đông.

Hiển nhiên, ông Putin đã lập được công lớn khi giành lại Crimea sau 60 năm kể từ khi bán đảo này được nhà lãnh đạo Xô -viết Nikita Khrushchev tặng cho Ukraina. Tuy vậy, câu hỏi đặt ra là cái giá cho chiến thắng này liệu có xứng đáng, khi Nga đánh mất quyền ảnh hưởng lên Ukraina - về lâu dài, gây nhiều thiệt hại không cần thiết.

Thậm chí, sau sự kiện Ukraina tách khỏi Nga dưới sự tan rã của Liên bang  Xô-viết năm 1991, Moscow vẫn có ảnh hưởng to lớn về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa lên chính quyền Kiev..

"Putin đang tìm kiếm giải pháp nhằm duy trì những ảnh hưởng cuối cùng còn sót lại" Gleb Pavlovsky - một cựu thành viên của điện Kremlin cho biết: "Tôi nghĩ rằng 6 tuần tiếp theo sẽ là thời điểm mấu chốt bởi ngài Putin không thể ngồi yên khi cuộc bầu cử ở Ukraina đưa ra những chính sách bất lợi cho Nga, và ông ấy không thể tỏ ra bất lực".

"Ông ấy cần một giải pháp tạm thời".

Tuy nhiên, khi đánh giá lại dường như chưa có một vấn đề nào khiến ngài Putin phải bối rối lúc này. Uy tín của ông vẫn đang ở mức cao nhất kể từ khi Nga đưa quân đội chiếm đánh Crimea và gấp rút tiến hành một cuộc trưng cầu ý kiến của 2 triệu dân.

Giới kinh doanh và chính trị Moscow đang lên tiếng chống lại ông. Phương Tây áp dụng các lệnh cấm vận vì cho rằng hành động sáp nhập lại Crimea vào bản đồ Nga là trái với luật pháp quốc tế. Điều này cũng làm gợi lại những bất đồng từ cuộc chiến tranh lạnh trong quá khứ.

Chiến thắng ở Crimea tháng trước là minh chứng cho giấc mơ một nước Nga vĩ đại hơn được ông Putin nhấn mạnh trong một bài phát biểu được ủng hộ nhiệt liệt ở điện Kremlin. Nỗ lực hàn gắn sự tan vỡ của Liên bang Xô viết được xem như chiến lược của Moscow nhằm lôi kéo các khu vực bị ảnh hưởng bởi "nước ngoài" trở lại dưới quyền kiểm soát của Nga.

Các nhà lãnh đạo Nga sẽ còn tiếp tục chính sách thống nhất này trong thời gian tới. Trong khi đó, các xung đột chính trị tại Nga dần được bình ổn sau thắng lợi Crimea.

Dấu hiệu bất ổn

Tuy vậy, giới doanh nghiệp và chính trị cho rằng nhiều nguy cơ đang tiềm ẩn dưới sự yên bình hiện tại, khi niềm hân hoan sau chiến thắng phai nhạt và chính phủ phải đối mặt với khó khăn gây ra từ sự trừng phạt của phương Tây. Tình hình sẽ càng thêm tồi tệ nếu Nga từ chối thỏa hiệp.

Nền kinh tế Nga đang có dấu hiệu chững lại trong khi tình trạng dòng vốn đầu tư tháo chạy. Bên cạnh đó,  vấn đề gánh nặng tài chính xuất hiện ở Crimea - khu vực chủ yếu dựa vào các khu nghỉ mát ở biển Đen và có nhiều vấn đề về lương hưu.

Nhiều nhà lãnh đạo và các doanh nghiệp lớn tỏ ra lo ngại trước căng thẳng gia tăng giữa Nga và phương Tây, nguy cơ tái lặp lại chiến tranh lạnh sau hai thập kỷ tích cực xây dựng mối quan hệ và tăng cường thiện cảm với giới thượng lưu Nga và con cái họ đang học tập tại nước ngoài.

"Nhiều người đang bị mất phương hướng. Họ không phát biểu trực tiếp nhưng có sự chia rẽ quan điểm về hướng đi của đất nước hiện nay", một doanh nhân Nga giấu tên ở Moscow đưa ra ý kiến.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh tự do, nhà nghiên cứu chính trị Stanislav Belkovsky cho biết: tình hình bắt đầu thay đổi kể từ khi lệnh trừng phạt của Mỹ gây khó khăn với phe chính trị của ngài Putin cũng như nhiều đối tượng và tổ chức khác.

"Hai tuần trước, nước Nga chìm trong niềm hân hoan chiến thắng"  ông nói. "Dường như Nga đã dành được thắng lợi địa lý lớn và chúng ta nên tự hào về điều này".

"Ngày nay, mọi người đều chuẩn bị tâm lý để đối mặt với khó khăn. Họ hiểu rằng điều này là tất yếu".
"Khi lệnh trừng phạt thực sự có hiệu lực, mọi người sẽ nhận thấy rằng mối quan hệ với phương Tây trên lĩnh vực nhà đất, y tế, giáo dục - những điều họ vẫn quen thuộc trong 20 năm gần đây sẽ có nhiều thay đổi đáng lo ngại.

Giảm thiểu thiệt hại

Mặc dù còn nhiều chia sẽ chính trị đối với các chính sách của Putin, lúc này, khả năng của nhà lãnh đạo Moscow nhằm lấy lại ảnh hưởng lên Ukraina sẽ quyết định sự ủng hộ trong các bước đi tiếp theo của ông.

Sự kiểm soát của Moscow lên Kiev bị đe dọa sau khi Tổng thống Viktor Yanukovich  trốn sang Nga ngày 22/2, 3 tháng sau cuộc khủng hoảng gây khi ông quyết định cự tuyệt các hiệp định thương mại và chính trị với EU, thay vào đó củng cố quan hệ với Moscow. 

Việc sắp đặt cơ cấu chính phủ theo phương Tây thay vì phương Đông ở Ukraina đã làm gia tăng nguy cơ khiến Nga mất quyền kiểm soát lên đất nước được coi như vùng đệm giữa Nga và phương Tây, đặc biệt đây còn là cái nôi lịch sử của nước này.

Với hơn 144 triệu người dân Nga, mối quan hệ với 46 triệu người dân  Ukraina có giá trị gia đình và tình cảm thân thiết, mặc dù điện Kremlin và đồng minh của nó-các ngành công nghiệp Ukraina chỉ tập trung phát triển ở khu vực nói tiếng Nga khu bờ Đông, cũng không ảnh hưởng đến mối quan hệ này.
Để đối phó với chính phủ ủng hộ phương Tây mới thành lập ở Ukraina, ông Putin sẽ không để Ukraina phát triển theo hướng có lợi cho  các đối thủ của Nga, đồng thời ngăn cản phong trào biểu tình ủng hộ hướng về châu Âu mang tên "Euromaidan" lật đổ thủ tướng.

Trọng tâm chính sách của ngài Putin là xây dựng quân đội dọc theo biên giới với Ukraina, điều này dấy lên lo ngại từ phía nước này và phương Tây khi ông tiếp tục đưa thêm quân đội chiếm đóng các khu vực phía Đông như Donesk, Luhansk và Kharkiv. Ukraina cáo buộc hành động này của Nga chỉ làm gia tăng bất ổn và chia rẽ.

Chính phủ Ukraina phát biểu hôm chủ nhật vừa qua, họ đã gửi quân đội an ninh đến một thành phố phía Đông - Slaviansk nơi lực lượng vũ trang ủng hộ Nga đã chiếm đóng đồn cảnh sát địa phương.
Ngài Putin được sự cho phép của quốc hội để điều động quân đội trong trường hợp khẩn cấp khi bất kỳ cộng động nói tiếng Nga nào bị  đe dọa. Cuộc chiến ở Crimea là một ví dụ tiêu biểu cho chính sách này. Bên cạnh đó, cơ quan truyền thông nhà nước Liên bang Nga liên tục châm ngòi bằng cách tuyên truyền thông tin về sự quấy phá của các nhóm phân biệt chủng tộc ở Ukraina.

Tuy vậy, việc tăng cường quân đội cũng làm gia tăng rủi ro và dẫn đến các lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn từ châu  Âu. Chưa kể đến, cuộc xung đột quân đội tốn kém và những thiệt hại nghiêm trọng về phía Nga sẽ làm ảnh hưởng đến danh tiếng của vị  tổng thống 61 tuổi này.

Nga vẫn đang quan sát

Việc gửi quân đội là một động thái nhằm nhắc nhở nhà lãnh đạo mới của  Ukraina rằng Nga vẫn đang quan sát và có thể đưa thêm quân bất cứ lúc nào. Nga càng ngày càng thể hiện quyết tâm của mình qua các thông báo hàng ngày của Bộ ngoại giao về chính phủ Ukraina và phương Tây, phát ngôn của ông Putin cũng như những tuyên bố hùng hồn của Bộ trưởng ngoại giao đầy kinh nghiệm - ngài Sergei Lavrov.

Các biện pháp đe dọa cắt giảm nguồn cung cấp khí gas cho Ukraina, khoản nợ hóa đơn chưa thanh toán lên đến 2,2 tỷ USD, và nguy cơ gián đoạn nguồn cung cấp nhiên liệu cho Tây Âu thông qua Ukraina đã gây áp lực lên Kiev và giúp Nga thực hiện được mục đích của mình.

Mong muốn của Nga đã được phát biểu rõ trong buổi đàm phán với Liên hợp quốc, EU và Ukraina hôm thứ Năm vừa qua tại Geneva. Theo đó, Nga yêu cầu Ukraina từ chối lời đề nghị gia nhập NATO và tránh các mối quan hệ thân EU. Khu vực này cần có thêm quyền tự chủ nhiều và những người nói tiếng Nga có quyền được sử dụng ngôn ngữ của mình thay vì tiếng Ukraina.

Trong vài tháng gần đây, điện Kremlin đang đề xuất ý tưởng một hệ thống quản trị liên bang cho Ukraina. Vào tháng hai, cố vấn cấp cao của ngài Putin đã đưa ra đề nghị Ukraina có thể theo đuổi các chính sách ngoại giao khác nhau: khu công nghiệp bờ Đông thì liên minh với Nga trong khi khu bờ Tây nói tiếng Ukraina thì tăng cường mối quan hệ với EU.

Xem đó như một điều kiện để đàm phán về vấn đề ở Crimea, Kiev đồng ý việc phân chia quyền lực cho các khu vực nhưng từ chối thực hiện chế độ "liên bang". Vấn đề quyền lợi cho khu vực những người nói tiếng Nga tỏ ra khá nhạy cảm khi Ukraina thông qua bộ luật qui định việc sử dụng tiếng Ukraina trong các văn kiện chính thức.

Moscow không giấu diếm việc ủng hộ ông Yanukovich và hi vọng người kế nhiệm tiếp theo sẽ đủ "sáng suốt" như cựu thống đốc của Donetsk. Tuy vậy,  những người lãnh đạo của Ukraina nên nhận thức được rằng đối đầu với Nga chỉ đem lại tổn thất cho họ mà thôi.

Moscow có thể chấp nhận việc tổng thống tiếp theo của Ukraina không công khai ủng hộ Nga, nhưng ít nhất vị lãnh đạo đó cần cam kết việc cân bằng mối quan hệ giữa khu bờ Đông và bờ Tây. Nếu Putin có thêm các biện pháp hiệu quả, ông  có thể chứng minh cho người Nga thấy ông đã làm hết sức của mình để duy trì ảnh hưởng của Moscow lên khu  vực này.

Các phụ tá của điện Kremlin yêu cầu ngài Putin không cần quan tâm đến dư luận hay lịch sử, mà hãy cống hiến vì lợi ích tốt nhất cho nước Nga. Ít nhất sẽ không có bất kỳ phản đối hay phán quyết nào xuất hiện trong tương lai gần.

Ngài Boris Makaren đến từ Viện nghiên cứu chính trị Moscow cho rằng: "Việc đánh mất tầm ảnh hưởng lên Kiev sau khi đưa lãnh thổ Crimea ra khỏi bản đồ nước này là điều không tránh khỏi. Hai vấn đề này không loại trừ lẫn nhau". "Tôi chỉ biết rằng lịch sử khôn ngoan hơn bất kỳ ai trong chúng ta - và các phán quyết của nó sẽ không bao giờ đến vội vàng".

Thảo Phương

huongnt

Reuters

Trở lên trên