MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nga, Mỹ và lý thuyết trò chơi

16-04-2014 - 13:01 PM | Tài chính quốc tế

Mỗi động thái của Nga hay phương Tây đều được cân nhắc trên chi phí và lợi ích không cố định mà phụ thuộc vào bên còn lại.

* Lý thuyết trò chơi nghiên cứu các quyết định được đưa ra trong một môi trường trong đó các đối thủ tương tác với nhau. Nói cách khác, Lý thuyết trò chơi nghiên cứu cách lựa chọn hành vi tối ưu khi chi phí và lợi ích của mỗi lựa chọn là không cố định mà phụ thuộc vào lựa chọn của các cá nhân khác.

Trong một bài viết trên Financial Times, cây bút Tyler Cowen có viết: 

“Michael Ben-Gad, giáo sư đến từ ĐH London và là người đã từng nghiên cứu về tính tin cậy của những lời hứa hẹn dài hạn của các chính phủ, đã đật ra câu hỏi liệu cam kết về phòng thủ tập thể của NATO có phải là tuyệt đối. Ông cũng tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu như quân đội Nga tràn qua cây cầu ngăn cách Narva và Ivangorod và sau đó chiếm lấy thị trấn của Estonia. Liệu có phải Mỹ và phương Tây chắc chắn sẽ tham chiến để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Estonia?

Vị giáo sư này cho rằng Estonia có lý do để lo lắng. Gần như toàn bộ người dân Narva là những người nói tiếng Nga”. 

Điều 5 của Hiệp ước NATO quy định cuộc tấn công vào một quốc gia cũng đồng nghĩa với tấn công vào các quốc gia còn lại. Điều này được đặt ra với mục đích làm nhụt chí đối phương. Nga (hay bất kỳ quốc gia nào) sẽ nản chí trước sự đồng thuận của NATO. Tuy nhiên, NATO chỉ đạt được mục tiêu này khi cam kết trên là đáng tin cậy. Theo suy luận từ lý thuyết trò chơi, mối đe dọa từ NATO nghe có vẻ mơ hồ. 

Trước hết, hãy so sánh thiệt hơn giữa các lựa chọn. Có vẻ như Nga không nên giành lấy Estonia bởi NATO đã cam kết sẽ đáp lại bằng một cuộc tấn công trên diện rộng và cái giá mà Nga phải trả là quá đắt so với những gì thu về. 

Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt là NATO có nên phản ứng lại bằng cách tấn công Nga hay không. Chiến tranh thế giới thứ ba (với trường hợp xấu nhất là chiến tranh hạt nhân) là khả năng dễ xảy ra nhất. Ngược lại, nếu không tấn công Nga, thiệt hại là không lớn. Khó có thể tưởng tượng NATO sẽ hi sinh mạng sống của hàng nghìn hoặc thậm chí là hàng triệu người chỉ để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Estonia. 

Về phía Nga, nếu quyết định tấn công đem lại nhiều lợi ích hơn, Nga sẽ tấn công. Rõ ràng là điều này sẽ khiến Nga phải trả giá. Tuy nhiên, Tổng thống Putin lại sẵn sàng chấp nhận một số thiệt hại về mặt kinh tế. Trong trường hợp này, không ai có thể khẳng định chắc chắn mối đe dọa quân sự từ NATO sẽ khiến Nga nản lòng. 

Có cách nào để ngăn chặn kịch bản này? Nếu Mỹ cam kết sẽ loại Nga ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu (như đã làm với Iran), lời đe dọa của Mỹ mới có thể hiệu quả hơn. Một cách khác là điều quân Mỹ đến Estonia. Dẫu vậy, có vẻ như Mỹ và phương Tây chưa sẵn sàng cho điều này. 

Thu Hương

huongnt

Economist

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên