Nga và phương Tây căng thẳng, Đức chịu thiệt
Khoảng 300.000 việc làm ở Đức phụ thuộc vào quan hệ thương mại với Nga, 6.200 công ty có chủ sở hữu là người Đức đang hoạt động ở Nga và các công ty Đức cũng đã đầu tư 20 tỷ euro vào Nga
- 16-03-2014Có được Crimea, Nga thiệt hại nặng về kinh tế?
- 15-03-2014Nga ồ ạt trục xuất lãnh đạo các công ty phương Tây
- 15-03-2014Tài phiệt Nga ồ ạt rút tiền khỏi Mỹ
- 14-03-2014Tiền cứu trợ cho Ukraine có thể chảy vào túi Nga
Các nhà ngoại giao tự hỏi liệu Đức sẽ ứng xử với Nga như thế nào trước động thái của Nga ở Crimea. Những gì đã xảy ra trong chiến tranh thế giới thứ hai đè nặng lên quyết định của Đức, nhưng kinh tế cũng là điều quan trọng cần phải cân nhắc.
Khoảng 1/3 lượng dầu và khí đốt mà Đức sử dụng được nhập khẩu từ Nga. Đức cũng xuất khẩu rất nhiều hàng công nghiệp sang Nga. Riêng Đức chiếm khoảng gần 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của EU sang Nga. Và, Nga cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 11 của Đức với kim ngạch đạt 36 tỷ euro (tương đương 48 tỷ USD) trong năm ngoái.
Theo ước tính của Ủy ban quan hệ kinh tế Đông Âu, khoảng 300.000 việc làm ở Đức phụ thuộc vào quan hệ thương mại với Nga, 6.200 công ty có chủ sở hữu là người Đức đang hoạt động ở Nga và các công ty Đức cũng đã đầu tư 20 tỷ euro vào Nga. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi Ủy ban này gọi các biện pháp trừng phạt là “điên rồ”.
Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Đức sang Nga là xe hơi và linh kiện xe máy. Daimler, BMW và Volkswagen đều coi Nga là thị trường đầy tiềm năng. Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu của Đức sang Nga giảm 5% trong năm ngoái, ngành ô tô vẫn tăng 22%. Volkswagen dẫn đầu với hơn 200.000 chiếc được bán ra trong năm ngoái.
Máy móc là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai với gần kim ngạch gần 8 tỷ USD trong năm 2013. Nga là thị trường xuất khẩu máy móc lớn thứ 4 của Đức, đứng sau Trung Quốc, Mỹ và Pháp. Rất nhiều công ty xuất khẩu là những công ty gia đình và họ sẽ bị ảnh hưởng nặng nền nếu như lệnh cấm vận khiến khối lượng hàng hóa được giao dịch sụt giảm. Nhiều công ty trong số này không đủ lớn để chịu đựng tình trạng xung đột kéo dài.
Bởi vì Nga chủ yếu xuất khẩu sang Đức năng lượng và nhập khẩu hàng hóa đã hoàn thành, mức ảnh hưởng đối với các nhà xuất khẩu phụ thuộc vào năng lượng của Đức sẽ tăng gấp đôi.
Hóa chất là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ ba của Đức sang Nga (đạt 3,2 tỷ USD trong năm 2013 – tăng 13% so với năm 2012). Đối với “gã khổng lồ” trong ngành hóa chất BASF, gas không chỉ là một nguồn năng lượng mà còn là nguyên liệu đầu vào. Để tự bảo vệ bản thân trước xu hướng điện tăng giá, BASF tự sản xuất điện ở Ludwigshafen – tổ hợp nằm ở phía Tây Nam nước Đức. Tuy nhiên, các turbine ở đây cũng chạy bằng gas.
Các công ty hoạt động tại Nga đặc biệt lo lắng. Chuỗi siêu thị Metro có doanh thu 5,3 tỷ euro tại Nga trong năm 2013. Metro đang có chuẩn bị cho kế hoạch niêm yết cổ phiếu của chi nhánh tại Nga trên sàn chứng khoán London. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, chắc chắn kế hoạch này sẽ phải hoãn lại hoặc thậm chí hủy bỏ.
Rất nhiều nhà sản xuất của Đức (ví dụ như Siemens) có nhà máy ở Nga. Việc Quốc hội Nga xem xét cho phép quốc hữu hóa tài sản của các công ty nước ngoài khiến những công ty có khoản đầu tư lớn vào Nga lo sợ.
Tuy nhiên, theo Anton Börner – chuyên gia đến từ Hiệp hội bán buôn Đức, nhận định mặc dù lệnh cấm vận sẽ gây thiệt hại cho Đức, Nga cũng phải chịu nhiều hệ lụy và thậm chí có thể cảm nhận được hệ quả ngay lập tức.
Không thể phủ nhận sự thực là lệnh cấm vận là biện pháp không hề khôn ngoan và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cả hai phía nói riêng và kinh tế thế giới nói chung. Giống như các hiệp hội ngành nghề khác, ngài Börner mong rằng đây chỉ là những biện pháp tạm thời trong bối cảnh căng thẳng leo thang chứ không phải là lệnh cấm vận trong dài hạn. Börner cho rằng Tổng thống Nga Putin chính là một phần của giải pháp.
Thu Hương