Nghịch lý TPP và cách bảo hộ ngành nông nghiệp của người Mỹ
Trong thông báo gần đây nhất của WTO năm 2014 (bao gồm cả chương trình cuối năm 2012), danh sách hàng tá trợ cấp của Mỹ hầu như bao trọn tất cả các phân khúc ngành nông nghiệp.
- 27-07-2015Các cuộc đàm phán về TPP có thể sẽ hoàn tất trong tuần tới
- 11-07-2015TPP từ cái nhìn của Mỹ
Trong Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương, hệ thống quản lý nguồn cung của Canada bị phản đối mạnh mẽ. Hệ thống này thực chất là một đế chế quản lý theo phong cách Xô-Viết đi ngược lại với lợi ích thương mại quốc tế và mục tiêu phát triển cạnh tranh công bằng.
Nhiều Think-tank(*) ở Canada cho rằng quản lý nguồn cung là một hệ thống đi giật lùi làm bóp méo thị trường bằng các bảo hộ sản xuất sữa, gia cầm và trứng, hạn chế khả năng cạnh tranh và trong dài hạn ngăn chặn Canada trở thành một nước xuất khẩu nông nghiệp mạnh.
Và cũng đừng quên rằng chính sự bảo hộ này đã buộc người dân Canada phải trả giá cao hơn so với thị trường mở cho các sản phẩm như sữa, sữa chua, phô mai, gà, gà tây và trứng.
Rõ ràng, hệ thống quản lý nguồn cung đang bị tổn thương nghiêm trọng trong Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương - TPP. Với áp lực không ngừng gia tăng, Canada phải có những nhượng bộ để mở cửa thị trường.
Nhìn lại đàm phán WTO
Mỹ là lão làng chỉ mặt điểm tên những nước vi phạm hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên Mỹ cũng là một siêu sao với chính sách bảo hộ nông nghiệp của mình.
Trong trường hợp của Canada, bỏ qua một bên chính sách Quản lý nguồn cung và không kể đến các chương trình nông nghiệp địa phương nhỏ lẻ, báo cáo trợ cấp nông nghiệp hàng năm của Canada gửi lên WTO chỉ có 3 chương trình nông nghiệp Liên bang liên quan đến thanh toán trực tiếp cho người sản xuất, bao gồm: 2 dự án cho ngành sản xuất thịt lợn và một dự án cho nông dân trồng nho theo dự án chuyển tiếp của Orchards và Vineyards.
Ngoài ra có 7 dự án tài chính Liên bang được quản lý bởi Bộ nông nghiệp Canada bao gồm: Chương trình tạm ứng, bảo hiểm mùa màng, bảo lãnh vay nợ theo Luật tín dụng nông nghiệp và quan trọng hơn cả là bảo đảm biến động giá dưới bảo trợ của Price Pooling Program. 7 chương trình này đều bị cấm tại WTO và không có vẻ gì là chương trình trợ cấp.
Hãy nhìn vào danh sách trợ cấp nông nghiệp quá tải của Mỹ. Trong thông báo gần đây nhất của WTO năm 2014 (bao gồm cả chương trình cuối năm 2012), danh sách hàng tá trợ cấp của Mỹ hầu như bao trọn tất cả các phân khúc ngành nông nghiệp.
Tờ The Economist đã chỉ ra rằng: “Trợ cấp nông nghiệp Mỹ quá đắt, trong khi thu nhập thuế hàng năm chỉ có 20 tỷ USD. Hầu hết tiền chảy vào túi những nhà sản xuất mặt hàng lương thực lớn, giàu có như ngô và đậu nành”.
Theo thông báo của WTO năm 2012, tổng số tiền Mỹ hỗ trợ thanh toán trực tiếp cho người nông dân lên tới 3,837 tỷ USD. Các khoản trợ cấp trực tiếp khác bao gồm chương trình thanh toán phản chu kỳ, tiếp thị hỗ trợ cho vay và thanh toán thiếu hụt nợ cho những nông dân đủ điều kiện. Trong khi việc này đã xuất hiện và giảm dần từ năm 2011 cho đến năm 2012 tổng thanh toán còn 80 triệu USD.
Trong đó giá các khoản trợ cấp từ ngành sữa được bảo trợ bởi chương trình hỗ trợ giá sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa và chương trình thanh toán tổn thất thị trường sữa quốc gia, đã rút dần rút mòn 403 triệu USD ngân sách trợ cấp trong năm 2012. Một loạt hỗ trợ khủng hoảng và chương trình quản lý rủi ro cho người nông dân tiêu tốn 1,75 tỷ USD trong năm 2012.
Bằng trợ cấp bảo đảm thu nhập cho người nông dân và cung cấp bảo hiểm mùa màng, những trợ cấp này cho phép các nhà sản xuất Mỹ bán tại giá thấp ở mức mong muốn tại thị trường trong nước, đánh bại các nhà sản xuất nước ngoài. Có thể nói các chương trình này có hiệu quả ngang bằng với thuế.
Quan trọng là các chương trình của Mỹ đều nằm trong giới hạn cho phép của WTO mà không có ý kiến nào nói lên rằng đây là những quy tắc mắc lỗi việt vị trong sân chơi thương mại quốc tế.
Vòng đàm phán đa phương Doha đã qua, cả chương trình trợ cấp của Mỹ và hệ thống quản lý nguồn cung của Canada đều trở thành mối đe dọa cho các đối tác thương mại, đòi hỏi cần có nhượng bộ trong đàm phán quốc tế.
Và giờ chúng ta lại chứng kiến Canada trở thành mục tiêu mà các đối tác nhắm tới trong các cuộc đàm phán TPP. Đế chế quản lý nguồn cung bị mang ra mổ xẻ, yêu cầu mở cửa nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến sữa, trứng và thịt gia cầm.
Điều đó không có nghĩa là các đàm phán TPP không tấn công các biện pháp bảo hộ khác. Điểm quan trọng là trong khi Mỹ sẵn sàng chỉ mặt điểm tên phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Canada, người Mỹ vẫn cần mẫn trích một khoản thuế ra để bảo trợ cho ngành nông nghiệp của họ.
Nếu Canada đồng ý thỏa hiệp về quản lý nguồn cung, mọi đàm phán TPP cân bằng sẽ yêu cầu Mỹ phải có một thỏa hiệp nghiêm túc để đáp trả, theo đó Mỹ sẽ phải cho phép mở cửa thị trường nông sản và cắt giảm những gói trợ cấp thái quá đang bảo vệ người nông dân Mỹ.
(*) Cá nhân hoặc một nhóm các chuyên gia làm công việc nghiên cứu vạch ra đường lối sách lược cho việc gây dựng phát triển những lĩnh vực khác nhau trong một đất nước.