Nghịch lý trên thị trường lao động Nhật Bản
Trung bình tại Nhật Bản, cứ 100 người tìm việc thì sẽ có 110 công việc phù hợp, tỷ lệ khá hoàn hảo trong vòng 20 năm trở lại đây. Tuy nhiên, điều này không đi kèm với thịnh vượng.
- 24-08-2014Nhật Bản "tiến thoái lưỡng nan"
- 26-07-2014Tại sao Nhật Bản có ít trẻ em?
- 27-06-2014Lạm phát Nhật Bản cao nhất 32 năm
- 04-06-2014"Quả bom nổ chậm" trong lòng Nhật Bản
Trong những năm gần đây, dường như thị trường lao động Nhật Bản đang lâm vào khủng hoảng và bị dao động mạnh mẽ. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình ở mức 3,7% và mới đây, con số giảm xuống dưới 3,5%. Tuy nhiên, đó không phải là một tín hiệu đáng mừng. Về dài hạn, các nhà kinh tế học đã sớm nhận ra những điểm bất thường. Đa phần những người thất nghiệp đi làm trở lại vì chán cảnh ngồi nhà, do đó, hiệu quả và chất lượng công việc không cao.
Vấn đề nhân khẩu học là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng này. Đặc biệt, ngày càng có nhiều người ở độ tuổi trung niên và có thâm niên công tác nghỉ việc hơn so với trước đây. Trung bình tại Nhật Bản, cứ 100 người tìm việc thì sẽ có 110 công việc phù hợp, tỷ lệ khá hoàn hảo trong vòng 20 năm trở lại đây. Trong một số ngành, bao gồm cả ngành lái xe tải và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các nhà tuyển dụng cũng khó có thể tìm được những nhân viên làm việc vì đam mê chứ không phải vì tiền. Các đốc công gần như tuyệt vọng trong việc tìm kiếm nguồn lao động ngắn hạn làm việc thêm giờ để phục vụ tái xây dựng vùng bờ biển bị sóng thần tàn phá hay chuẩn bị cho thế vận hội Olympic 2020 diễn ra tại Tokyo. Mùa hè vừa qua, chuỗi nhà hàng cơm – thịt bò nổi tiếng của Nhật đã buộc phải đóng cửa 10% trong tổng số 2000 nhà hàng của mình vì không có đủ nhân viên.
Nhiều người cho rằng, lạm phát tiền lương là nguyên nhân chính gây ra các cuộc khủng hoảng việc làm. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng với trường hợp của Nhật Bản. Chính phủ nước này yêu cầu các công ty có doanh thu lớn san sẻ lợi nhuận. Một vài công ty buộc phải thắt chặt chính sách tăng lương và quản lý tiền lương. Dĩ nhiên, mức tăng lương khiêm tốn không đủ đáp ứng tốc độ tăng của giá cả theo các gói kích thích tiền tệ cộng với mức tăng 3% của thuế tiêu dùng.
Biện pháp đầu tiên được chính phủ Nhật đưa ra là thắt chặt hơn nữa thị trường lao động. Tháng 7 vừa qua, thu nhập tiền mặt của các nhân viên tăng trung bình 2,6%, mức tăng nhanh nhất trong 17 năm qua. Nhưng điều đáng buồn là mức tăng này xuất phát từ các khoản tiền thu nhập thêm, chứ không phải tăng từ tiền lương cơ bản của người lao động.
Mức tăng lương của người lao động Nhật Bản không đáp ứng kịp những áp lực về chi tiêu từ thị trường. Trái với suy nghĩ của nhiều người, Nhật Bản có một thị trường lao động khá dồi dào và linh hoạt. Bên cạnh lực lượng lao động làm việc cố định tại các công ty, nhà máy, Nhật có khoảng 40% lao động tự do. Họ chấp nhận làm việc với mức lương theo giờ thấp hơn nhưng linh hoạt về giờ giấc. Thu nhập luôn quan trọng, nhưng đôi khi nó không phải là tất cả. Đối với người lao động Nhật Bản, thu nhập có thể rất “mong manh” và thất nghiệp đơn thuần chỉ là một “lời chào tạm biệt”.
Tất nhiên, Nhật Bản cũng không thể nhận ra được nguồn gốc của vấn đề ngay tại thị trường lao động của mình. Đối với những công việc không đòi hỏi chuyên môn hoặc chỉ cần lao động bán chuyên môn, doanh nghiệp Nhật thường tìm đến các thị trường nước ngoài, nơi có chi phí công nghệ và chi phí lao động rẻ hơn. Thông thường, người lao động sẽ đòi hỏi mức tăng lương ít nhất phải tương xứng với tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, đối với những người làm việc bán thời gian thì điều này không bắt buộc. Đặc biệt, nhóm người có thu nhập “mong manh” thường có xu hướng không kết hôn hoặc kết hôn mà không sinh con. Như vậy, trước hết, để giải được bài toán về nguồn lực lao động, Nhật phải giải được bài toán nhân khẩu học.
Thứ nhất, Nhật Bản phải thu hẹp khoảng cách giữa người lao động cố định với người lao động bán thời gian. Giáo sư Akira Kawamoto, đến từ trường Đại học Keiko cho rằng, Nhật Bản không nhận được hoàn toàn 100% lợi ích do nguồn lao động mang lại. An toàn lao động cần được đảm bảo một cách tuyệt đối, nhưng đây lại là điều mà Nhật Bản đang thiếu. Để làm được điều này, đơn giản chỉ cần làm cho cuộc sống của người lao động không bị đe dọa và xáo trộn.
Nếu kích cầu là mục tiêu của Nhật Bản thì đây cũng sẽ là đòn bẩy góp phần tăng lương và nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động tạm thời. Điều quan trọng là, các doanh nghiệp vẫn phải tạo ra môi trường làm việc ổn định và lâu dài nhằm giữ chân người lao động. Một thị trường lao động mở và linh hoạt sẽ giúp phân bổ các ý tưởng và nguồn lực nhằm thúc đẩy sản xuất hiệu quả.
Thứ hai, Nhật cần tăng cường ban hành các quy định về nhập cư, cho phép người lao động nước ngoài đưa ra áp lực tiền lương, ít nhất là ban đầu. Bên cạnh đó, có một số việc rất đơn giản mà Nhật Bản có thể thực hiện ngay, chẳng hạn như, người nước ngoài nhập cư tại Nhật sẽ được hỗ trợ chăm sóc trẻ em và người già. Điều này vừa góp phần thu hút nguồn lao động, vừa tạo thêm công ăn việc làm cho phụ nữ Nhật .
Và điều thứ ba, phụ nữ đang chiếm một tỷ lệ khá lớn trong lực lượng lao động chính của Nhật. Gần 65% phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 65 đang làm việc, tỷ lệ cao nhất kể từ năm 1968 đến nay. Phần lớn công việc được trả lương thấp, bao gồm công việc cố định và công việc bán thời gian. Nhiều công ty hiện nay vẫn coi nam giới là trụ cột kiếm thu nhập trong gia đình, sau đó đến phụ nữ trẻ và cuối cùng là phụ nữ trung niên, lớn tuổi. Để có thể phát triển lâu dài, có lẽ Nhật cũng cần thay đổi từ chính tư duy này.
Ngoài ra, thị trường lao động còn chịu tác động bởi các quy định pháp luật và chính sách thuế. Hiện tại, chủ các gia đình ở Nhật thông thường đều là nam giới. Họ có thể yêu cầu miễn thuế thu nhập cho người vợ có thu nhập dưới 10.000 USD/năm. Chính sách thuế về người kiếm thu nhập thứ hai trong gia đình sẽ góp phần khuyến khích phụ nữ đã kết hôn theo đuổi sự nghiệp. Ngược lại, nếu như nam giới không thích điều này, họ có thể nghì việc và ở nhà chăm sóc gia đình thay cho phụ nữ.
Nguyệt Quế