MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

​Nhà giàu Thái Lan được nương tay

13-08-2014 - 08:20 AM | Tài chính quốc tế

Cách phân biệt đối xử của cảnh sát và công tố viên Thái Lan đối với nghi phạm giàu và nghèo đang đe dọa nỗ lực đoàn kết xã hội của chính quyền quân sự nước này.

Theo báo Bangkok Post, kể từ sau cuộc đảo chính ngày 22-5, chính quyền quân sự ở Thái Lan đã vạch ra 11 lĩnh vực cần phải cải tổ.

Tuy nhiên, một thành viên cấp cao của Ủy ban Bảo vệ trật tự quốc gia (NCPO) của quân đội cảnh báo rằng sự phân biệt đối xử của giới chức đối với người dân ở các tầng lớp và địa vị khác nhau trong xã hội đang đe dọa bất cứ quá trình cải tổ nào.

Người giàu được nương tay

Các chuyên gia luật và giới ủng hộ quyền công dân từ lâu đã cảnh báo về một ví dụ điển hình cho thấy sự phân biệt đối xử và cho thấy hệ thống pháp lý cư xử với người giàu có như thế nào.

Đó là vụ con trai của ông chủ Tập đoàn Red Bull, anh Vorayudh Yoovidhya, lao chiếc xe Ferrari của mình vào môtô của viên cảnh sát Wichian Klanprasert hồi tháng 9-2012.Các chuyên gia luật và giới ủng hộ quyền công dân từ lâu đã cảnh báo về một ví dụ điển hình cho thấy sự phân biệt đối xử và cho thấy hệ thống pháp lý cư xử với người giàu có như thế nào.

Viên cảnh sát này đang đi tuần trên đường và tử vong tại chỗ sau cú đâm.

Theo Bangkok Post, phải mất đến gần sáu tháng cảnh sát mới nộp các bằng chứng lên cho công tố viên, tức vào tháng 3-2013. Điều này khiến dư luận chỉ trích và đặt câu hỏi vì sao quá trình điều tra lại mất thời gian đến như vậy.

Đến nay, Vorayudh vẫn chưa bị đưa ra xét xử sau khi trốn trình diện đến sáu lần. Vụ này cũng không phải là vụ đầu tiên ởThái khi người giàu có được nương tay.

Trước đó vào tháng 12-2010, Orachaon Thephasadin na Ayudhaya gây tai nạn trên đường cao tốc ở Bangkok khiến chín người trên một chiếc xe chở khách nhỏ thiệt mạng. Lúc đó cô ta 16 tuổi và không có bằng lái. Cô gái này chỉ bị phạt 2 năm tù treo.

Vào tháng 7-2007, Kanpitak Pachimsawat, 24 tuổi, lái chiếc Mercedes - Benz của mình lao vào đám đông đang đứng đợi xe buýt ở quận Watthana tại Bangkok khiến một phụ nữ thiệt mạng và hai người bị thương.

Nguyên nhân xuất phát từ việc thanh niên này cãi vã với tài xế xe buýt. Kanpitak cũng chỉ bị 2 năm tù treo. Kanpitak là con gái của cựu hoa hậu Thái Lan Sawinee Pakaranang và doanh nhânKan-anek Pachimsawat.

Nguồn gốc của bất ổn

Ủy viên Ủy ban Nhân quyền quốc gia Niran Pitakwatchara nói người nghèo ở Thái thường bị xử nặng. Tiến sĩ Niran nói hầu hết người trẻ bị giữ trong các trại thanh thiếu niên đều có xuất thân thiệt thòi chứ không thấy thanh niên từ những gia đình giàu có.

Ông giải thích cảnh sát đối xử với người giàu và người nghèo khác nhau vì điều này trở thành phổ biến ở Thái từ lâu.

Ủy viên nhân quyền quốc gia này còn dẫn chứng thêm cảnh sát hiếm khi chặn các xe siêu sang lại để kiểm tra, nhưng đối với những xe tải nhỏ, xe máy thì khác mặc dù có một thực tế là những tay buôn lậu ma túy thường sử dụng xe hơi đắt tiền.

Cựu thượng nghị sĩ, thành viên Hội đồng Luật sư Thái Lan Warin Thiamjaras chỉ ra rằng mọi nghi can đều bình đẳng trước pháp luật, nhưng vấn đề là những lỗ hổng luật pháp đã bị một số người lợi dụng.

Ông nói có nhiều biện pháp để chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử như tại một số nước, các vụ hình sự, giao thông hay môi trường đều có một tòa án riêng biệt xét xử. Phương pháp này giúp tăng tốc quá trình pháp lý.

Thành viên Ủy ban Cải tổ luật Somchai Homlaor nói người giàu thường có điều kiện hơn trong việc khẳng định quyền của họ trong quá trình tố tụng, bởi họ có tiền để thuê những luật sư giỏi nhất.

Ông kêu gọi giới chức nỗ lực để đảm bảo mọi người dân có thể tiếp cận được những luật sư có khả năng và phù hợp, đồng thời bản thân luật pháp cũng cần được cải thiện gấp.

Theo Việt Phương

huongnt

Tuổi Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên