MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhân dân tệ vào SDR: "Con dao hai lưỡi"

20-11-2015 - 08:43 AM | Tài chính quốc tế

Cái gọi là "đặc quyền" mà Mỹ hay các nước có đồng tiền đóng vai trò lớn trong dự trữ ngoại hối quốc tế được hưởng có thể đang bị phóng đại.

Ngoài những mục tiêu chính thức trên, IMF yêu cầu các NHTW có tiền tệ nước mình trong rổ SDR cung cấp mức tỷ giá mở cửa của tiền tệ đó cho IMF hàng ngày, để IMF tính toán giá trị của SDR. Đây phải là tỷ giá giao ngay hoặc có tương quan với thị trường giao ngay càng lớn càng tốt. Quyết định hôm 11/8 chính là một bước tiến lớn về khía cạnh này, khi PBOC thay đổi cơ chế lập tỷ giá tham chiếu, dựa vào các yếu tố thị trường nhiều hơn. Thêm vào cả các yếu tố như giá đóng cửa ngày hôm trước, cung cầu USD và diễn biến của thị trường ngoại hối toàn cầu giúp tỷ giá Nhân Dân Tệ trở nên khách quan hơn.

Tuy nhiên, đây cũng là “con dao hai lưỡi”. Giữa CNH và CNY luôn có chênh lệch do cơ chế gây nên. Do tính thả nổi của tỷ giá nên CNH có sức hấp dẫn trên thị trường quốc tế. Các nhà xuất khẩu nước ngoài thường chấp nhận thanh toán hợp đồng bằng CNY từ các nhà nhập khẩu tại Đại Lục, sau đó sẽ mang khoản thanh toán này chuyển đổi thành USD tại thị trường CNH để hưởng mức tỷ giá cao hơn giữa Nhân Dân Tệ và USD tại đây. Ngoài ra, CNH có giá cao hơn còn thúc đẩy nhu cầu vay trái phiếu thanh toán bằng USD bên ngoài Đại Lục do chi phi vay rẻ hơn. Hoạt động giao dịch sôi nổi và đặc tính tỷ giá vậy đã tạo thanh khoản và khuyến khích sử dụng Nhân Dân Tệ bởi các nhà đầu tư quốc tế.

Mức chênh lệch CNY và CNH thu hẹp lại sẽ làm giảm tính hấp dẫn của CNH với các nhà đầu tư và cả các NHTW nếu muốn đưa Nhân Dân Tệ vào dự trữ ngoại hối.

Có hai vấn đề đặt ra cho Trung Quốc. Thứ nhất, tỷ trọng của các đồng tiền trong rổ SDR được tính toán dựa trên tỷ trọng thương mại và tình hình dự trữ của quốc gia đó. Với năng lực xuất khẩu của Trung Quốc, nhiều khả năng đồng Nhân Dân Tệ sẽ trở thành một đồng tiền chính trong SDR với tỷ trọng cao. Bên cạnh đó, với việc tính toán lại tỷ trọng sau mỗi 5 năm, có thể dự đoán được rằng tỷ trọng của Nhân Dân Tệ sẽ gia tăng trong tương lai.

Ngược lại, tỷ trọng của Nhân Dân Tệ trong dự trữ ngoại hối là rất nhỏ. IMF ước tính rằng mức tỷ trọng dự trữ ngoại hối dưới dạng Nhân Dân Tệ và các tài sản thanh toán bằng Nhân Dân Tệ của thế giới hiện chỉ ở mức 1,1%. Tham gia vào SDR sẽ là một chiến thắng cho Trung Quốc để gia tăng lòng tin và thúc đẩy việc dự trữ ngoại hối bằng Nhân Dân.

Thứ hai, ý nghĩa gia nhập vào SDR của Nhân Dân Tệ là gì? Những tác động kinh tế trực tiếp và gián tiếp là rất nhỏ. Có thể một số NHTW sẽ tăng dự trữ ngoại hối bằng Nhân Dân Tệ nhưng việc này sẽ tiến triển cực kỳ chậm. Với mức lãi suất thấp, xu hướng tăng giá và một loạt vấn đề liên quan đến thanh khoản cũng như chính sách kiểm soát thị trường vốn, ít nhất thì hiện tại không phải là điều kiện tốt nhất để các NHTW tăng dự trữ ngoại hối bằng Nhân Dân Tệ.

Đối với Nhật Bản và Anh, gia nhập SDR đã không giúp thúc đẩy việc sử dụng đồng Yên hay đồng Bảng làm tài sản dự trữ ngoại hối của các NHTW thế giới. Đôla Úc và Đôla Canada đã được sử dụng làm tài sản dự trữ ngoại hối một cách rộng rãi dù không nằm trong rổ SDR.

Và trường hợp của Mỹ, mặc dù đồng USD có tỷ trọng lớn nhất trong SDR, nhưng trái phiếu của chính phủ Mỹ vẫn phải trả ra mức lợi suất cao hơn mức lợi suất của các loại trái phiếu do các nước Eurozone và Nhật Bản phát hành. Nói cách khác, trái phiếu chính phủ Mỹ - loại tài sản thanh toán bằng đồng USD - vẫn bị coi là rủi ro hơn một số loại tài sản thanh toán bằng các ngoại tệ khác.

Vậy xem ra cái gọi là "đặc quyền" mà Mỹ hay các nước có đồng tiền đóng vai trò lớn trong dự trữ ngoại hối quốc tế được hưởng có thể đang bị phóng đại.

Nếu điều này đúng, vậy thì có một câu hỏi đặt ra là: Tại sao gia nhập SDR lại được Trung Quốc xem là một mục tiêu quan trọng như vậy? Câu trả lời có lẽ là Trung Quốc muốn cải thiện, tăng cường vị thế và uy tín của đồng Nhân Dân Tệ hơn là những lợi ích kinh tế từ gia nhập SDR.

Tuy nhiên, dẫu sao thì tham gia SDR là một dấu hiệu cho thấy sự tiến bộ đáng kinh ngạc mà Trung Quốc đã và đang đạt được trong việc mở cửa cũng như cải cách thị trường tài chính.

Tuấn Anh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên