Nhìn lại các chính sách cấm vận của Mỹ
Từ những năm 1990, các lệnh cấm vận luôn là điều mà người ta muốn tránh. Lệnh cấm vận thương mại mà Mỹ áp dụng với các nước như Iraq và Cuba được đánh giá là đã thất bại.
- 29-03-2014Nga mở rộng biện pháp trừng phạt nhằm vào Phương Tây
- 28-03-2014Phương Tây trừng phạt Nga: Lợi thì có lợi...
- 28-03-2014Mỹ thông qua dự luật viện trợ Ukraine, trừng phạt Nga
- 27-03-2014Đức phản đối áp đặt thêm trừng phạt kinh tế với Nga
- 25-03-2014Dmitry Firtash - "Mắt xích" trong chiến dịch trừng phạt của Mỹ
- 21-03-2014Lệnh trừng phạt “nhấn chìm” cổ phiếu Nga?
- 21-03-2014Mỹ trừng phạt ngân hàng "lợi ích" của ông Putin
- 19-03-2014Lệnh trừng phạt Nga: Cuộc chiến kinh tế thế giới?
Sau khi quân đội Nga tới
Mỹ có khoảng 24 chương trình cấm vận áp dụng đối với nhiều nước, trong đó có Côte d’Ivoire, Belarus và Syria. Tuy nhiên, từ những năm 1990, các lệnh cấm vận luôn là điều mà người ta muốn tránh. Lệnh cấm vận thương mại áp dụng với các nước như Iraq và Cuba được đánh giá là đã thất bại.
Khi cựu Tổng thống Clinton lên cầm quyền, ông bắt đầu thực hiện "cấm vận thông minh" - các biện pháp nhằm vào các cá nhân hoặc tổ chức độc lập chứ không phải toàn bộ một quốc gia. Mỹ liệt kê rõ ràng các thành viên trong chính phủ Serbia và sau đó sử dụng lệnh cấm vận để đóng băng tài khoản ngân hàng của những tên buôn lậu ma túy Mỹ Latinh.
Sau sự kiện 11/9, chính quyền Bush đẩy các biện pháp cấm vận lên một mức độ mới bằng cách tập trung vào hệ thống tài chính toàn cầu. Cấm vận dưới thời Bush bao gồm chặn các giao dịch chuyển tiền và sử dụng sức mạnh của đồng USD để đóng cửa các ngân hàng. Thông qua vai trò trung tâm của Mỹ trên thị trường tài chính, Bộ Tài chính Mỹ có thể cô lập các ngân hàng mục tiêu với toàn bộ hệ thống.
Bộ Tài chính Mỹ cũng tập trung vào nâng cao khả năng của mình. Sau sự kiện 11/9, các quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ đã tới trụ sở Swift (hệ thống thanh toán quốc tế) để đàm phán về dữ liệu ghi chép các giao dịch tài chính thực hiện bởi các nhóm khủng bố.
Rất nhiều trong số các công cụ trừng phạt mới này được áp đặt lên Iran. Iran được coi là một trong những thành công lớn nhất trong chính sách trừng phạt của Mỹ.
Giờ đây, câu hỏi lớn nhất là liệu các biện pháp trừng phạt có tạo nên hiệu ứng gì đối với kinh tế Nga cũng như cách hành xử của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong vài tuần tới hay không.
Một trong những ưu điểm của các lệnh cấm vận là khả năng gây ra sự bất mãn giữa chính phủ và những người ủng hộ họ. Các lệnh cấm vận đã được Mỹ và châu Âu công bố đối với Nga nhắm vào các nghị sĩ và doanh nhân thân cận với ông Putin cũng như một ngân hàng có liên hệ với chính phủ Nga.
Tuy nhiên, theo cách nào đó, lệnh cấm vận lại có thể gia tăng quyền lực cho ông Putin. Nếu các doanh nghiệp lớn và ông chủ của chúng buộc phải rút của cải về Nga, điện Kremlin sẽ có nhiều quyền lực hơn đối với giới doanh nhân.
Các biện pháp trừng phạt còn có một điểm yếu khác: áp đặt cấm vận dễ dàng hơn rất nhiều so với dỡ bỏ cấm vận. Chính quyền Obama đã sử dụng áp lực kinh tế để buộc Iran đến bên bàn đàm phán hạt nhân. Tuy nhiên, nếu không có sự ủng hộ của Quốc hội, ông Obama không thể dễ dàng dỡ bỏ lệnh cấm vận. Theo Trita Parsi, Chủ tịch của Hội đồng quốc gia Iran - Mỹ, luật Mỹ chỉ cho phép dỡ bỏ cấm vận trong 6 tháng nếu đạt được thỏa thuận hạt nhân cuối cùng.
Với tất cả những vấn đề này, có thể nói rằng các lệnh cấm vận chỉ có tác dụng làm nhụt chí chứ không đem lại những tác động rõ ràng và hiệu quả, đặc biệt là trong trường hợp Ukraine.
Cùng nhìn lại một số trường hợp cấm vận gần đây và hiệu quả của chúng:
Mỹ cấm vận Cuba (kể từ năm 1960): cuộc chiến dài kỳ và không hiệu quả chống lại một hệ tư tưởng