MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những thành phố "siêu đông dân" của Trung Quốc

03-08-2014 - 19:44 PM | Tài chính quốc tế

Côn Minh có GDP chỉ tương đương với một nước nghèo đói như Albani nhưng có số dân tương đương với thành phố lớn thứ hai của Mỹ.

Nếu muốn tìm hiểu kích thước của các thành phố lớn nhất Trung Quốc hay tốc độ đô thị hóa ở các vùng quê, thành phố Côn Minh nằm ở vùng đất Tây Nam hẻo lánh sẽ cho bạn biết nhiều điều thú vị.

Trên bản đồ, thành phố này chỉ là một điểm nhỏ mờ nhạt rất dễ bị bỏ qua, nằm giữa khu vực miền núi rộng lớn tiếp giáp với nhiều nước Đông Á như Việt Nam, Lào và Myanmar. Côn Minh là thủ phủ của tỉnh Vân Nam- một trong những khu vực lạc hậu nhất của Trung Quốc với GDP bình quân đầu người chỉ tương đương với một nước nghèo đói như Albania. Theo tiêu chuẩn thành phố của một tỉnh, dân số của Côn Minh chỉ ở mức trung bình. Tuy nhiên số dân 3,8 triệu người của thành phố tương đương với thành phố lớn thứ hai tại Mỹ là Los Angeles. Trong mười năm gần đây, con số này thậm chí đã tăng thêm 50%.

Tuy nhiên, sẽ không có tình trạng các khu ổ chuột mọc lên san sát như nấm dọc theo bờ hồ Dian- hồ lớn nhất tỉnh Vân Nam và cũng là niềm tự hào của Côn Minh. Các nhà quản lý dường như đã tìm ra một kế hoạch thông minh hơn. Họ quyết định xây dựng một vùng ngoại ô mới mang tên Chenggong. Kế hoạch này đóng vai trò quan trọng trong chiến lược mở rộng hơn 40% thành phố Côn Minh. Trong một triển lãm quy hoạch đô thị, các nhà chức trách đã cam kết xây dựng một môi trường trong sạch hơn" ở Chenggong.
Báo cáo đặc biệt của Economist về đô thị hóa ở Trung Quốc



“Bắt bệnh” chính quyền địa phương



Công việc chuẩn bị cho kế hoạch xây mới đã sẵn sàng và đang được tiến hành. Khói bụi và đất cát tràn ngập xung quanh các khu dân cư và cá tòa nhà văn phòng đang sắp sửa mọc lên. Năm ngoái, Chenggong đã kết nối thành công với mạng lưới tàu điện ngầm mới của Côn Minh. Trụ sở các cơ quan nhà nước và các trường đại học đã di dời ra khu vực ngoại thành. Đến năm 2016, sẽ có thêm một trạm xe lửa hiện đại trị giá 525 triệu USD, kết nối hơn 30 tuyến đường sắt mới, trong đó có tuyến kết nối với Thượng Hải về phía Đông dài hơn 2000km. Dân số của Côn Minh được dự đoán là sẽ đạt mức 1 triệu người trước năm 2020, gấp 3 lần qui mô hiện tại. Không lâu trước đây, Chenggong vẫn thường được gọi là "thành phố ma" bởi sự hoang vắng của nó, và bị đánh giá thấp từ phía các nhà đầu tư.

Việc đầu tư mở rộng quá mức của thành phố có vẻ như không ăn khớp với chính sách hạn chế sự gia tăng dân số ở các thành thị của Trung Quốc. Đạo luật quy hoạch đô thị được thông qua năm 1989 đã qui định rất rõ điều này. Thậm chí sau một thập kỷ phát triển nóng và bùng nổ dân số tại các thành thị (ở Bắc Kinh đã tăng từ 7 triệu lên 17 triệu dân), chính phủ vẫn hy vọng dựa vào đạo luật này để hạn chế phần nào tốc độ gia tăng. Tháng 11 năm ngoái khi công bố kế hoạch cải cách kinh tế trên diện rộng, chính phủ một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc "kiểm soát chặt chẽ qui mô dân số thành thị". Trong khi chính phủ có thể can thiệp phần nào vào các hoạt động của nền kinh tế, họ dường như bất lực trước sự bùng nổ dân số tự phát.

Côn Minh có thể lập luận rằng thành phố chưa "đủ lớn" để chịu kiểm soát bởi các chính sách hạn chế dân số của chính phủ. Theo kế hoạch đô thị hóa mới được thông qua vào tháng 3 vừa qua, luật kiểm soát chỉ áp dụng lên các thành phố trên 5 triệu dân. Như vậy, chỉ có khoảng 15 thành phố bị đưa vào danh sách này, và tất nhiên Côn Minh đã "thoát" được vì không đủ điều kiện.

Trước đây các thành phố "siêu lớn" được định nghĩa là có số dân trên 1 triệu người. Nếu chiếu theo điều kiện này, Trung Quốc có khoảng 130 thành phố "siêu lớn" (trong khi nếu áp dụng lên Mỹ, chỉ có 9 thành phố như vậy).

Mất khá nhiều thời gian để chính phủ cân nhắc số dân cần thiết cho 1 thành phố. Họ muốn phát triển các thành phố nhưng lại muốn các thành phố nhỏ phát triển nhanh hơn số còn lại. Kế hoạch đô thị hóa mới cũng đưa ra các rào cản về nhập tịch và "hộ khẩu" để đạt được mục tiêu 500 000 dân thành thị. Những thành phố đã có trên 500 000 dân bị yêu cầu loại bỏ hoặc "nới lỏng" các qui định hộ khẩu một cách "có trật tự" và "hợp lý". Điều này có nghĩa là các rào cản nhập tịch sẽ không được giải quyết tức thời, và người dân sẽ phải dây dưa với vấn đề này trong một thời gian dài. Ở các thành phố "siêu lớn", cải cách hộ khẩu dường như vẫn không có gì thay đổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây dân số tại các thành phố nhỏ đang có xu hướng giảm sút, một phần bởi sức hút hấp dẫn từ các thành phố "siêu lớn" với người dân nhập cư.

Vẫn còn nhiều cơ hội phát triển

Nhiều ý kiến cho rằng chính phủ đang thổi phồng vấn để phát triển dân số tại các thành thị. Các thành phố ở Trung Quốc không phải lúc nào cũng đông đúc hơn mức bình thường. Ba nhà phân tích kinh tế: Ming Lu và Zhao Chen đến từ đại học FUdan- Thượng Hải, và Zheng Xu đến từ đại học Connecticut, đưa ra nhận định trong một báo cáo gần đây rằng bên cạnh các thành phố với hơn 10 triệu dân hoặc nhiều hơn, các thành phố tầm trung ở Trung Quốc vẫn còn nhiều cơ hội phát triển.

Ngay tại Bắc Kinh - nơi các nhà chức trách cho rằng qui mô dân số đang phát triển quá nóng - số dân của nó vẫn chưa bằng thủ đô Tokyo của Nhật Bản. Thay vì cố gắng kiểm soát sự gia tăng dân số, chính phủ nên tập trung quản lý vấn để việc mở rộng diện tích và xây dựng cơ sở hạ tầng. Các quan chức địa phương hay có ” thói quen” mở rộng "quá đà": các quảng trường, đại lộ rộng lớn, sân bay và các nhà ga khổng lồ đang trở thành những thứ tán dương thành tích cho chính bản thân họ.

Ở trung tâm thành phố Trịnh Châu, các nhà chức trách địa phương cho xây dựng trạm xe lửa lớn nhất châu Á, năm 2012, với kinh phí gần 2,4 tỷ USD cùng với một quảng trường rộng lớn ở phía trước. Hai công trình này có tổng diện tích 240 hecta. Hiện nay, một nửa sân ga vẫn bị bỏ trống. Việc sử dụng đất đai bừa bãi và lãng phí tiền bạc như vậy là hệ quả của việc chính phủ khuyến khích phát triển các thành phố nhỏ nhưng thiếu sự kiểm soát cần thiết.

Xây dựng cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc đạt mức tăng trưởng trung bình hàng năm lên tới 8% trong khí mức tăng trưởng bình quân dân số là 5%. Ở các vùng phía Tây, sự chênh lệch này còn rõ rệt hơn. Theo ông Lu đến từ đại học Fudan, diện tích của các khu vực thành thị tăng nhanh gấp 3 lần tốc độ tăng dân số.

Tại thành phố Côn Minh, chúng ta có thể dễ dàng thấy những ví dụ của sự phát triển xa hoa này. Luo Chun- giáo sư đến từ đại học Vân Nam ước tính khuân viên của trường đại học mới được xây dựng ở Chenggong lớn gấp 5 lần cơ sở cũ ở trung tâm Côn Minh. Trong khi đó, khuân viên cũ vẫn đang được sử dụng. Các nhà chức trách đang lo lắng, nhưng họ lại xác nhận nhầm vấn đề. Họ lo ngại việc mở rộng đô thị quá mức sẽ làm giảm diện tích đất nông nghiệp và khiến Trung Quốc không đủ khả năng tự cung cấp lương thực thiết yếu. Hiện nay, quốc gia này đang rơi vào tình trạng thường được miêu tả như "ranh giới nguy hiểm" khi họ chỉ còn khoảng 120 triệu hecta đất sử dụng cho nông nghiệp. Tuy nhiên, sản lượng lương thực đang có dấu hiệu tăng lên. Nhờ có ít người ở nông thôn, sản xuất lương thực trở nên hiệu quả hơn.

Do đó, điều mà chính phủ nên thực sự quan tâm lúc này là làm sao để các thành phố ở Trung Quốc "hài hòa và dễ sống" hơn - cụm từ thường được sử dụng phổ biến trong trong chính sách qui hoạch của nhà nước. Các khu dân cư cũ đang bị phá bỏ, người dân bị dồn vào những tòa nhà cao tầng "bê tông cốt thép". Thời gian di chuyển đến nơi làm việc bị kéo dài hơn, nhu cầu sử dụng ô tô tăng cao, khoảng cách giàu nghèo càng phân chia rõ rệt. Tất cả những điều này được chính phủ Trung Quốc gọi chung là "bệnh đô thị".

Thảo Phương

huongnt

Economist

Trở lên trên