Những vụ máy bay mất tích hàng chục năm
Trong những năm 1940 và 1950, khi những chiếc máy bay chạy bằng động cơ piston và các thiết bị liên lạc chưa phát triển đến mức hiện đại như ngày nay, máy bay mất tích không phải là điều hiếm hoi.
- 12-03-2014Công bố lời nói cuối cùng của phi công máy bay mất tích
- 12-03-2014Việt Nam ngưng phần lớn hoạt động kìm kiếm máy bay Malaysia
- 12-03-2014Chấn động thông tin máy bay Malaysia MH370 bay tới Malacca
- 11-03-2014[MH370] Cổ phiếu Boeing rớt giá mạnh sau vụ máy bay mất tích
- 11-03-2014Nhân chứng nhìn thấy “máy bay rơi với tốc độ cao“
Chiếc máy bay Boeing 777-200, vốn là một trong những loại máy bay an toàn nhất trên thế giới, đã biến mất mà không có bất kỳ cuộc gọi khẩn cấp hoặc dấu vết nào khác. Đã 4 ngày trôi qua, 9 quốc gia (trong đó có cả Mỹ và Australia) đã cùng nhau tìm kiếm với khu vực tìm kiếm được mở rộng cả phía Tây (đến gần Indonesia).
Sự biến mất không để lại dấu vết của chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysian Airline cùng với 239 người (cả phi hành đoàn và hành khách) đang khiến lực lượng tìm kiếm cũng như dư luận thế giới bối rối. Từ trước đến nay, chúng ta đã quá quen với việc luôn luôn được kết nối và cập nhật những thông tin mới nhất.
Tam giác quỷ Bermuda
Trong những năm 1940 và 1950, khi những chiếc máy bay chạy bằng động cơ piston và các thiết bị liên lạc chưa phát triển đến mức hiện đại như ngày nay, máy bay mất tích không phải là điều hiếm hoi. Năm 1948, Douglas DC-3 – loại máy bay chở khách cánh quạt của Mỹ - biến mất không dấu vết cùng với tất cả hành khách – đã bổ sung thêm những điều huyền bí về khu vực được gọi là “Tam giác Bermuda”.
Tuy nhiên, những vụ việc như vậy không còn phổ biến trong lịch sử hàng không hiện đại. Thế giới chỉ chứng kiến một vài trường hợp máy bay biến mất bí ẩn và gây khó khăn cho lực lượng tìm kiếm tương tự như MH370.
Với chiếc máy bay của hãng hàng không AirFrance bị tai nạn năm 2009, lực lượng tìm kiếm đã mất 5 ngày để tìm thấy mảnh vỡ đầu tiên và gần 2 năm để xác định vị trí chính xác của nó. Hộp đen được tìm thấy giúp lý giải tại sao chiếc Airbus Group NV A330 gặp nạn.
Mất 10 ngày để tìm thấy mảnh vỡ của Adam Air Flight 574 – chiếc máy bay mất tích ở gần đảo Sulawesi của Indonesia năm 2007.
Lần theo những báo cáo ban đầu về mảnh vỡ trên đất liền, hàng trăm người thuộc lực lượng tìm kiếm và cứu hộ dẫn đầu bởi Không quân Indonesia đã không thể tìm thấy bất cứ dấu vết nào của chiếc máy bay này. Cuối cùng, một đội gồm 3.600 người cùng với một chiếc Boeing và 2 chiếc Fokker-50 tìm thấy những mảnh vỡ đầu tiên trên biển.
Cánh đồng băng
Đại dương không phải là nơi duy nhất mà máy bay có thể biến mất. Đáng chú ý nhất là trường hợp máy bay của không quân Uruguay chở 45 người đâm vào dãy núi Andes năm 1972. Mất 72 ngày để tìm thấy những người sống sót.
Trước đó, năm 1947, núi Andes cũng chứng kiến một vụ tai nạn máy bay mà phải mất 50 năm sau người ta mới tìm thấy dấu vết. Máy bay của hãng hàng không British South American Airlines đã biến mất trong những ngọn núi trên đường từ Buenos Aires tới Santiago, Chile.
Quân đội Chile và Argentina đã tìm kiếm nhưng không thấy bất cứ dấu vết nào, khiến vụ tai nạn này trở thành một trong những bí ẩn không lời giải đáp của ngành hàng không. 5 thập kỷ sau, những người leo núi mới tìm thấy mảnh vỡ trên một cánh đồng băng tuyết rộng lớn.
Năm 2006, một nhóm leo núi cũng tìm thấy một chiếc Boeing 727 trên Illimani – ngọn núi cao thứ hai của Bolivia. Chiếc máy bay này gặp nạn từ năm 1985, khiến 29 người trên máy bay thiệt mạng.
Hi vọng nào cho MH370
Công cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của Malaysia Airlines bắt đầu từ vị trí cuối cùng mà chiếc máy bay phát ra tín hiệu. Trong một khu vực dày đặc các chuyến bay như vậy, rất khó để chỉ ra đâu là địa điểm mà có thể chiếc máy bay này đã rơi xuống. Thêm vào đó, những chuyến bay trên đại dương luôn luôn đem lại những điều không thể ngờ tới.
Nếu chiếc máy bay đã bị vỡ hoặc thậm chí còn nguyên vẹn khi rơi xuống nước, qua thời gian, dòng chảy cũng sẽ khiến những mảnh vỡ bị phân tán.
Trong trường hợp của Air France 447, mặc dù các mảnh vỡ trên biển được nhanh chóng tìm thấy, công tác tìm kiếm toàn bộ thân máy bay và hộp đen ban đầu đã thất bại bởi đội tìm kiếm không đánh giá đầy đủ tác động của dòng chảy. Các mô hình nghiên cứu của các viện hải dương học đem lại kết quả không mấy chính xác.
Thu Hương