MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Ổn định địa chính trị là yếu tố hàng đầu giúp ASEAN tăng trưởng"

22-05-2014 - 13:01 PM | Tài chính quốc tế

Theo ông Victor L. L. Chu – Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn đầu tư First Eastern, ASEAN cần ổn định và hòa bình. Đứng từ góc độ nhà đầu tư, đây là ưu tiên số một”.

Sáng nay (22/5), trong khuôn khổ diễn đàn kinh tế Đông Á được tổ chức từ ngày 21 – 23/5 tại Manila, Philippines, phiên thảo luận có chủ đề “East Asia Economic Outlook” (tạm dịch: Triển vọng kinh tế Đông Á) đã diễn ra tại khách sạn Makati Shangri – la. 

Các đại biểu tham gia phiên thảo luận này bao gồm các ông: Muhamad Chatib Barsi (Bộ trưởng Tài chính Indonesia), Victor L. L. Chu (Chủ tịch kiêm CEO của First Eastern Investnment Group, thành viên sáng lập WEF), Anthony F. Fernandes (CEO của Ariasia), Lee Il – Hong (đến từ Bộ Ngoại giao Hàn Quốc), Cesar V.Purisima (Bộ trưởng Tài chính Philippines). 

Martin Soong – phát thanh viên của kênh truyền hình CNBC - là người dẫn chương trình.

Kể từ khi khủng hoảng tài chính nổ ra, Đông Á đã đóng vai trò là cỗ máy chính giúp kinh tế thế giới tăng trưởng. Tuy nhiên, trong bối cảnh điều kiện tín dụng được thắt chặt trên toàn thế giới như hiện nay, liệu châu Á có thể tiếp tục đà tăng trưởng?

Các đại biểu tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á 2014 đều nhìn nhận rằng những yếu tố cơ bản cho sự tăng trưởng của các nền kinh tế thuộc ASEAN đều rất thuận lợi. ASEAN có dân số trẻ, giàu tài nguyên, tiêu dùng tăng trưởng và gần với Trung Quốc  - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Cùng với một vài yếu tố khác, ASEAN có vị trí trở thành cỗ máy tăng trưởng trong tương lai. Tuy nhiên, khu vực này đang gặp phải nhiều rào cản. Những bất đồng liên quan đến biển Đông hay căng thẳng chính trị ở Thái Lan khiến triển vọng của khu vực bị ảnh hưởng.

Theo ông Victor L. L. Chu – Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn đầu tư First Eastern, ASEAN cần ổn định và hòa bình. Đứng từ góc độ nhà đầu tư, đây là ưu tiên số một”.

Rất nhiều quốc gia ASEAN đang phải đối mặt với nhiều thách thức giống nhau: phải cải thiện cơ sở hạ tầng, đầu tư nhiều hơn vào giáo dục và đưa ra chính sách quản lý hợp lý, hiệu quả hơn. Phát triển cơ sở hạ tầng “cứng” (như bến cảng, đường sá và sân bay) cũng như cơ sở hạ tầng “mềm” (như thị trường lao động) sẽ giúp tăng cường kết nối về kinh tế giữa các nước ASEAN với nhau. 
Theo ông Anthony F. Fernandes (CEO của AirAsia – Malaysia), tiềm năng của cộng đồng kinh tế ASEAN là rất lớn.

Trong khi đó, ông Cesar V. Purisima (Bộ trưởng Tài chính Philippines) cho rằng để có thể phát huy những tiềm năng này, các nước không chỉ phải vượt qua những chướng ngại vật thông thường mà bên cạnh đó còn có những “rào chắn vô hình”. Ví dụ, gần đây, Philippines đã tập trung chống tham nhũng và nâng cao khả năng lãnh đạo. Đây là một phần của chiến lược hướng tới cải thiện triển vọng kinh tế cũng như khả năng kết nối với các nước khác trong khu vực. 

Indonesia cũng đang thực hiện những cải cách đầy thách thức về chính trị và kinh tế, ví dụ như giảm trợ giá nhiên liệu và tăng lãi suất. Ông Muhamad Chatib Basri, Bộ trưởng Tài chính Indonesia, cho rằng điều đầu tiên cần làm là đảm bảo ổn định chính trị. Ưu tiên thứ hai của Philippines là cơ sở hạ tầng. 

Căng thẳng chính trị gần đây của Thái Lan cũng là vấn đề được quan tâm khi nói đến những rủi ro mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi đầu tư vào khu vực. Các đại biểu nhấn mạnh rằng tình trạng bất ổn cho thấy các quốc gia ASEAN cần hội nhập sâu hơn. 

Thu Hương
Thông tin từ Philippines

huongnt

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên