MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phá vỡ luật chơi

30-10-2014 - 16:25 PM | Tài chính quốc tế

Có nhiều lý do để nghĩ rằng thế giới sẽ tiếp tục lê bước chậm chạp trong những năm tới. Tuy nhiên, nguy cơ về một cuộc suy thoái mới đau đớn hơn mặc dù không nhiều nhưng vẫn đang âm thầm phát triển.

Có một nguy cơ ngày càng tăng là sự tái xuất hiện hiện tượng tiền tệ vốn chưa nhìn thấy kể từ thời tiêu chuẩn bản vị vàng vào những năm 1930 khiến các nước bất ngờ và bối rối.

Thời bản vị vàng

Có thể dễ dàng nhận thấy tiêu chuẩn bản vị vàng đã phát huy tác dụng trong giai đoạn giữa cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai khi nền kinh tế toàn cầu rơi vào rắc rối nghiêm trọng. Các nền kinh tế neo đồng tiền của mình theo vàng. Nếu một quốc gia bị thâm hụt ngân sách lớn thì quá trình điều chỉnh sẽ tự động xảy ra.

Để trả cho các khoản nhập siêu, vàng tự động chảy ra khỏi nền kinh tế thâm hụt đó. Bởi tất cả đồng tiền lưu thông trong nền kinh tế cần phải được bảo đảm bằng vàng theo một tỷ lệ nhất định. Khi vàng chảy ra khỏi một quốc gia thì buộc ngân hàng trung ương nước đó phải rút bớt tiền ra khỏi nền kinh tế để tạo ra tình trạng giảm phát. Giá cả giảm nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thâm hụt và cuối cùng kết thúc thâm hụt và vàng không còn chảy ra khỏi đất nước. Việc điều chỉnh được thực hiện dễ dàng hơn tại nền kinh tế thặng dư; luồng vàng cho phép mở rộng cung tiền và lạm phát, làm giảm khả năng cạnh tranh và khơi thông dòng chảy vàng đổ vào.

Có một vấn đề tiềm ẩn trong động thái này. Trật tự kinh tế thế giới sẽ như thế nào nếu các ngân hàng trung ương thặng dư không tuân thủ các "luật chơi" và chọn cách ngăn chặn vàng chảy vào nước mình hơn là mở rộng cung tiền.

Một đất nước phá vỡ các quy tắc (bởi vì nước đó không muốn chấp nhận lạm phát cao hơn hoặc để làm giảm vị thế cạnh tranh của nền kinh tế) sẽ siết chặt các nền kinh tế thế giới bằng hai cách: kéo vàng ra khỏi hệ thống tiền tệ toàn cầu và điều chỉnh gánh nặng vào các nền kinh tế thâm hụt.

Bây giờ trong thực tế, các nền kinh tế thường xuyên vi phạm các quy tắc của cuộc chơi. Nhưng trước cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, những hành vi vi phạm đó không phá hủy nền kinh tế thế giới bởi một vài lý do. Đầu tiên, về tổng thể vàng đã tăng lên nhờ các mỏ mới, vì vậy đã có một xu hướng lạm phát tích hợp sẵn trong hệ thống. Thứ hai, kho vàng được sự cân bằng tương đối tốt tại những nước giàu và vì vậy hầu hết các nền kinh tế có thể xử lý mà không cần lo ngại về việc đồng tiền mất giá. Và thứ ba, các ngân hàng trung ương hợp tác với nhau một cách tương đối thân thiện, thường kiềm chế không tiến hành các bước có thể làm mất ổn định hệ thống (như tăng lãi suất cao hơn mức thâm hụt trong nền kinh tế).

Tiêu chuẩn bản vị chuẩn vàng tồn tại ngắn ngủi giữa hai cuộc chiến. Anh quay trở lại bản vị vàng với một đồng tiền định giá quá cao và dự trữ vàng quá ít. Pháp, ngược lại, quay trở lại vàng với một đồng tiền bị định giá thấp và hút số lượng lớn vàng; từ năm 1927 đến năm 1932 phần dự trữ vàng toàn cầu của nước này tăng từ 7% lên 27%. Nền kinh tế dư thừa của Pháp làm tất cả những gì nhiều để giúp đỡ những nước thâm hụt.

Tuy nhiên, vàng tiếp tục đổ vào Pháp bởi vì nước này không cho phép lạm phát quá nhiều. Ngược lại, nền kinh tế thặng dư đôi khi tăng lãi suất để đối phó với lãi suất tăng tại các nước thâm hụt ngân sách, đặc biệt là để chống lại việc vàng chảy ra khỏi quốc gia. Kết quả là gây áp lực giảm phát toàn cầu dẫn đến tình trạng các ngân hàng hoảng loạn, làm trầm trọng thêm tình trạng giảm phát và biến cuộc khủng hoảng thành thảm họa kinh tế tồi tệ nhất của thời đại công nghiệp hiện đại.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới lại một lần nữa cố gắng để thiết lập một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định và một lần nữa thất bại. Các sự cố trong hệ thống xảy ra trong những năm 1970 như là kết quả của áp lực lạm phát chứ không phải là áp lực giảm phát. Vì vậy, nó cũng ít gây thiệt hại hơn cho nền kinh tế thế giới: một bài học mà các nhà hoạch định chính sách hiện nay sẽ rất phải chú ý.

Thế giới sau thời bản vị vàng

Kể từ đó, hệ thống tiền tệ toàn cầu đã phát triển thành một hệ thống hỗn hợp. Khu vực đồng euro giống như thời tiêu chuẩn bản vị vàng. Một vài nền kinh tế áp dụng thả nổi tự do tiền tệ, đáng chú ý gồm cả Mỹ, mà trong đó đồng USD là thành phần chủ đạo của dự trữ ngoại hối toàn cầu. Phần nhiều các nền kinh tế thế giới sử dụng kiểu quản lý thả nổi, trong đó ngân hàng trung ương thường xuyên can thiệp tỷ giá hối đoái.

Một câu hỏi thú vị là liệu hệ thống toàn cầu có thể rơi vào một cái bẫy giống như tiêu chuẩn bản vị vàng giữa hai cuộc chiến. Chắc là không vì cũng ít ngân hàng trung ương bị mắc kẹt trong việc neo đồng tiền trong nước với các ngoại tệ mạnh và do đó họ có không gian để chống lại áp lực giảm phát.

Tỷ giá hối đoái tự do điều chỉnh sự mất cân bằng toàn cầu, giảm nhu cầu giảm phát trong nền kinh tế thâm hụt ngân sách để khôi phục lại khả năng cạnh tranh. Ngoại lệ chỉ có khu vực đồng euro, nơi mà sự tái cân bằng nội bộ không đòi hỏi một sự điều chỉnh chi phí lao động tương đối. Tuy nhiên, điều này cần phải có sự quản lý từ Ngân hàng Trung ương châu Âu về chính sách tiền tệ và tỷ giá ngoại tệ linh hoạt. Khi một cuộc khủng hoảng tài chính lớn xảy ra trong năm 2008 thị trường bắt đầu lo sợ một đợt giảm phát nghiêm trọng.

Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương đã phản ứng nhanh chóng và tích cực. Khi nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái thì gần như chỗ nào cũng không ít thì nhiều bị ảnh hưởng.

Để đối phó với suy thoái kinh tế, các ngân hàng đã thi hành chính sách lãi suất thấp. Kể từ khi lãi suất tại khu vực đồng euro rơi xuống mức gần bằng 0% vào năm 2008-2009. Trong 2008-2009, ngân hàng trung ương toàn cầu đã thống nhất trong quyết tâm giữ cho thế giới thoát khỏi suy thoái. Ngay cả Trung Quốc cũng không thể nói không trong việc hợp tác với ngân hàng trung ương các nước giàu trên thế giới, đã cố gắng giữ cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Điều đó, đã mang đến động lực lạm phát cho các nước khác.

Nhưng chúng ta không còn ở trong hoàn cảnh đó nữa. Dường như Trung Quốc đang xuất hiện tình trạng dư thừa công suất và lạm phát đang ngày càng xuống thấp. Và không có nền kinh tế lớn nào khác hiện có thể cung cấp động lực để chống lại tình trạng giảm phát. Mỹ, ứng cử viên có khả năng nhất cho vai trò này cũng đang trải qua một giai đoạn khó khăn khi lạm phát đang ngày càng xa rời mức mục tiêu.

Vẫn còn may mắn là nền kinh tế thế giới vẫn còn khả quan hơn tình hình vào những năm 1930 rất nhiều. Tuy vậy, cũng không còn quá nhiều thời gian để trì hoãn các hành động bởi mắt xích nguy hiểm đó là khu vực đồng euro. Áp lực giảm phát đang đòi hỏi khu vực này cần phải có liên minh về chính trị và kinh tế. Nếu khu vực đồng euro tan vỡ, có thể sẽ tạo ra một thảm họa kinh tế thế giới.

Theo Hạnh Nguyên

huongnt

Thời báo Ngân hàng

Trở lên trên