MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phố Wall của Thổ Nhĩ Kỳ đang hoảng loạn?

11-03-2015 - 19:00 PM | Tài chính quốc tế

Thổ Nhĩ Kỳ đang được xếp chung vào nhóm với Nga và Venezuela. Từ đầu năm 2015, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã mất giá trên 10% và tuần vừa rồi đã trượt xuống mức thấp kỉ lục mới.

Nội dung nổi bật:

- Citigroup vừa thông báo rút lui khỏi Thổ Nhĩ Kỳ sau 7 năm đầu tư ở đây

- Thổ Nhĩ Kỳ được xem là một trong những nền kinh tế mới nổi có rủi ro cao nhất vì đất nước này có mức thâm hụt tài khoản vãng lai cao, dự trữ ngoại hối thấp, nợ nước ngoài phần lớn là ngắn hạn, và sức cầu nội địa yếu.

- Vấn đề lớn nhất ở Nhĩ Kỳ là chính trị của quốc gia này.


Thứ năm tuần trước, tập đoàn Citigroup thông báo rằng họ sẽ rút lui và rời khỏi ngân hàng lớn thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ, bán 10% phần góp vốn tại ngân hàng Akbank TAS, chấp nhận chịu lỗ 800 triệu USD. Điều đó cho thấy ngân hàng này muốn rút lui càng sớm càng tốt. Citigroup đã đầu tư ở Thổ Nhĩ Kỳ được 7 năm.

Tiến sĩ Jonathan Schanzer, phó chủ tịch nghiên cứu tại quỹ Foundation for Defense of Democracies đồng thời từng là một phân tích chống khủng bố tại Bộ tài chính Mỹ, cho rằng hai năm qua là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn cho ngành tài chính của Thổ Nhĩ Kỳ. "Điều này giải thích tại sao thủ tướng Davytoglu đã có một chuyến thăm đầy bất ngờ đến New York. Ông ấy đang cố gắng làm an lòng những ông chủ ngân hàng và các nhà đầu tư hiện rất lo lắng. Ông ấy thậm chí còn không cho Bộ ngoại giao Mỹ biết là mình sắp đến. Người Thổ Nhĩ Kỳ dường như đang bị... hoảng.”

Deltec International Group, một tập đoàn đầu tư lớn trên thế giới, giờ đây xem Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nền kinh tế mới nổi có rủi ro cao nhất vì đất nước này có mức thâm hụt tài khoản vãng lai cao, dự trữ ngoại hối thấp, nợ nước ngoài phần lớn là ngắn hạn, và sức cầu nội địa yếu.

Điều đó có nghĩa là họ đang xếp Thổ Nhĩ Kỳ vào chung nhóm “thảm họa” với Nga và Venezuela. Từ đầu năm 2015, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã mất giá trên 10% và tuần vừa rồi đã trượt xuống mức thấp kỉ lục mới.

Cagdas Dogan, nhà phân tích về lĩnh vực ngân hàng tại tập đoàn BGC Partners, nói với hãng tin Bloomberg: “Citigroup rút vốn sớm hơn kế hoạch có thể là tín hiệu xấu cho các thị trường. Điều đó ngụ ý rằng họ nghĩ là các thị trường sẽ tiếp tục rớt giá.”

Vì đâu nên nỗi?

Vấn đề lớn nhất ở Nhĩ Kỳ là chính trị của quốc gia này.

Ngày trước, tổng thống Recep Tayyip Erdogan được mong đợi sẽ là một nhà lãnh đạo dân chủ, thân thiện với thị trường. Giờ đây chuyện đó không còn nữa. Nhiều nhà phân tích lo ngại rằng ông đang gây ảnh hưởng lên chính sách của NHTW nước này. Khi đồng lira rớt giá trong tuần rồi, các thành viên nội các liền xuất hiện trên truyền hình để kêu gọi người dân an tâm, lặp đi lặp lại rằng đồng lira sẽ “tìm lại được sự cân bằng vốn có của nó.”

Nhưng ngay sau đó,  Bộ trưởng bộ kinh tế Nihat Zeybekci đã cho rằng các vấn đề rắc rối của đồng lira hiện nay là do ngân hàng trung ương gây ra. Ông nói rằng ngân hàng trung ương đã không nâng lãi suất đủ mức cần thiết.

Ngoài ra, các nhà phân tích còn cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn đang “giải quyết” vụ bê bối tham nhũng cực lớn liên quan đến một số tội phạm tài chính nghiêm trọng, gồm cả vụ đổi vàng lấy dầu với quốc gia đang bị trừng phạt là Iran hay không.

Thêm vào đó, giám đốc của Halkbank, một ngân hàng do nhà nước sở hữu, đã bị buộc phải từ chức vì vụ bê bối này vào năm 2013, và một bản báo cáo hồi tháng 3 năm 2014 cho thấy rằng Halkbank đã chuyển tiền mặt cho Iran.

Khoảng cùng thời điểm trên, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã phong tỏa các tài khoản bán lẻ của một ngân hàng nhà nước khác của Thổ Nhĩ Kỳ là Ziraat Bank, vì những vi phạm “không thể giải thích được.”

Cuối cùng nhưng dĩ nhiên không kém phần quan trọng trong tất cả những điều này là tác động của cuộc nội chiến đang diễn ra ở Syria. Một bản báo cáo của trung tâm phụ trách các vấn đề tài chính không hợp pháp của Mỹ cho biết: “... nhiều bản báo cáo cho rằng các nhà tài phiệt cực đoan có thể đang hoạt động trên đất Thổ Nhĩ Kỳ, với mục tiêu ủng hộ tài chính cho các nhóm như JN (Jabat al Nusra) và IS (Nhà nước Hồi giáo) cùng những nhóm khác. Các nhân vật trợ giúp tài chính đó gọi đến chủ yếu là từ những quốc gia vùng Vịnh, đáng chú ý là Qatar và Kuwait, và gặp gỡ các nhóm cấp tiến ở Thổ Nhĩ Kỳ, rồi ủng hộ tài chính cho các hoạt động của họ. Một mạng lưới tài chính của các nhà hiến tặng tiền quốc tịch Kuwait đã được Bộ tài chính Mỹ mô tả trong bản báo cáo hồi tháng 10/2012. Bộ tài chính lưu ý rằng tiền đã được chuyển cho những kẻ thánh chiến thông qua các nhân vật trung gian ở Thổ Nhĩ Kỳ.”

Lê Thanh Hải

CTV Thanh Hải

Business Insider

Trở lên trên