Quỹ Tiền tệ Quốc tế thay đổi chính sách cho vay với các nước
Giám đốc truyền thông Gerry Rice của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết Ban điều hành của quỹ này đã nhất trí sẽ thay đổi chính sách cho vay hiện hành, qua đó cho phép IMF tiếp tục hỗ trợ tài chính cho các quốc gia đang được trợ giúp trong trường hợp họ không thể hoàn trả nợ cho các chủ nợ.
- 01-12-2015IMF quyết định đưa đồng nhân dân tệ vào giỏ tiền tệ quốc tế
- 08-10-2015IMF cảnh báo việc vay mượn quá mức tại các thị trường mới nổi
- 08-10-2015IMF cảnh báo cú sốc tài chính toàn cầu
- 15-07-2015IMF: Giá dầu giảm thúc đẩy chi tiêu và hỗ trợ kinh tế thế giới
Giám đốc truyền thông Gerry Rice của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết Ban điều hành của quỹ này đã nhất trí sẽ thay đổi chính sách cho vay hiện hành, qua đó cho phép IMF tiếp tục hỗ trợ tài chính cho các quốc gia đang được trợ giúp trong trường hợp họ không thể hoàn trả nợ cho các chủ nợ.
Trước đây, các chính sách của IMF chỉ cho phép nhượng bộ đối với những chủ nợ tư nhân nhưng giờ đây được nới rộng ra các chủ nợ là chính phủ.
Quyết định này được cho là có lợi cho Ukraine trong bối cảnh Kiev đang tiến hành tái cơ cấu nợ để nhận số tiền giải ngân trong thỏa thuận cứu trợ trị giá 40 tỷ USD do IMF đứng đầu, và một khi các chính sách cho vay hiện hành vẫn giữ nguyên thì gói cứu trợ trên sẽ không thể thực hiện được nếu Ukraine không hoàn trả 3 tỷ USD tiền nợ trái phiếu châu Âu (Eurobond) cho Nga vào ngày 20/12 tới.
Tuy nhiên, sự thay đổi đó khiến phía Moskva giận dữ. Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov gọi đây là quyết định vội vàng và thiên vị nhằm hợp pháp hóa việc Kiev không trả nợ cho Nga.
Ông Siluanov cho biết Moskva sẽ làm mọi cách để bảo vệ quyền lợi của mình và sẽ chuẩn bị hồ sơ kiện tụng.
Trước đó, Nga đã từ chối việc đưa các khoản nợ Eurobond vào các chương trình tái cơ cấu nợ của Ukraine khi cho rằng những thỏa thuận này được thực hiện song phương chứ không phải dựa vào các tiêu chuẩn trái phiếu nhất định.
Tổng thống Vladimir Putin đã đề xuất cho Ukraine trả dần, với mỗi năm Kiev sẽ chỉ phải trả 1 tỷ USD trong vòng ba năm kể từ năm 2016 cho “xứ sở Bạch Dương.” Tuy nhiên, phía Ukraine vẫn chưa có phản hồi đối với đề nghị này.
Tái cơ cấu nợ là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với Ukraine để củng cố nền kinh tế đang bị chiến tranh tàn phá trong nước.
Cuộc xung đột ở miền Đông kéo dài hơn một năm qua đã đẩy kinh tế Ukraine vào tình trạng kiệt quệ với giá trị đồng nội tệ xuống thấp kỷ lục, trong khi lãi suất tăng cao nhất trong 15 năm qua.
Vietnam+